Việt Nam ở trong vùng nhiệt đới thuộc Bắc bán cầu, tọa độ Việt Nam có điểm cực Bắc (Đồng Văn – Hà Giang) ở khoảng 23,24 Bắc vĩ độ, điểm cực Nam (mũi Cà Mau , An Xuyên) ở khoảng 8.33 Bắc vĩ độ, điểm cực Tây (A Pa Chải – Lai Châu) ở khoảng 102.16 Đông kinh độ, và ở điểm cực Đông (Mũi Nạy – giữa Tuy Hòa và Nha Trang) ở khoảng 109.44 Đông kinh độ.
Với tổng diện tích là 331.700km. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Quảng Tây và một phần tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Đông Nam giáp biển Thái Bình Dương. 75% lãnh thổ là núi và cao nguyên, 25 % còn lại là bình nguyên và sông ngòi. Chiều dài lãnh thổ Việt Nam từ Đồng Văn đến mũi Cà Mau khoảng 1.650km. Chiều ngang rộng nhất là khoảng cách từ Lai Châu sang Móng Cái (khoảng 600 km). Chiều ngang hẹp nhất là ở Đồng Hới (Quảng Bình). Với những đặc thù về vị trí cộng với sự thuận lợi về giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, hàng không, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển, giao thương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với những điều kiện khá thuận lợi, nguồn nguyên liệu và các món ăn vô cùng phong phú và đặc sắc đã thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt Nam theo chiều dài lịch sử dân tộc, theo đó văn hóa ẩm thực cũng có những đặc trưng riêng biệt.
1.Tính hòa đồng – đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành những món ăn mang nét riêng văn hóa ẩm thực riêng phù hợp với khẩu vị và sở thích riêng của mình, đây chính là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc đến Nam.
Xét về nguồn thực phẩm, nước ta có rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất phong phú, từ Bắc vào Nam địa phương nào cũng quanh năm bốn mùa xanh tốt rau quả cây trái tạo ra các đặc sản địa phương.
Do đặc thù về vị trí địa lý nên khí hậu ẩm và mưa nhiều. Việt Nam nằm trong vùng Á Châu gió mùa vì vậy nguồn lương thực, thực phẩm phong phú và đa dạng, thiên về sử dụng các nguyên liệu thực vật. Chính vì vậy mà các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên sử dụng ít mỡ động vật, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu, mỡ như món ăn của người Trung Quốc.
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm và kết hợp với rất nhiều loại gia vị khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn, do đó các món ăn thường rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
* Các loại Mắm
Các loại mắm là sản phẩm của quá trình lên men thủy phân các protein trong thủy sản thành các axit amin của men protease trong điều kiện yếm khí; sản phẩm luôn có vị ngọt của axit amin, nổi vị mặn và mùi đặc trưng của từng loại mắm. Các loại mắm gồm: Mắm cái, Mắm nhuyễn, Mắm nước (nước mắm),
* Tương
Tương là sản phẩm của quá trình lên men một số loại hạt: gạo nếp, đậu tương, ngô… cùng với nước sạch, muối. Những địa phương làm tương nổi tiếng là Bần và phố Hiến (Hưng Yên), Cự Đà (Hà Tây), Nam Đàn (Nghệ An). Tương dùng để làm nước chấm và để nấu một số món ăn. Một số sản phẩm khác có dạng sệt, dùng để chấm hoặc sử dụng như một thứ gia vị cũng được gọi là tương: tương ớt, tương me.
* Nước chấm
Nước chấm là cách gọi thông thường các loại gia vị mặn có trạng thái lỏng hoặc đặc, sánh dùng để cân bằng vị cho món ăn. Nước chấm có nhiều loại, mỗi loại được dùng với những món ăn nhất định như một loại xốt.
Trong bữa ăn người Việt, nước chấm được dùng chung từ bữa ăn gia đình, bữa ăn ở nông thôn, thành thị đến các bữa tiệc. Bát nước chấm được coi là biểu tượng của tính cộng đồng trong lối sống người Việt.
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
Nguồn gia vị nước ta rất dồi dào phong phú từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến đồi núi. Các loại gia vị có nguồn gốc Phương Tây, nguồn gốc châu Á Người Việt sử dụng chủ yếu gia vị thực vật ở dạng nguyên liệu tươi hoặc khô để phối hợp với từng loại thực phẩm để tạo thành các món ăn riêng phù hợp với tập quán, khí hậu, sản phẩm của từng địa phương. Đây được coi là nghệ thuật sử dụng gia vị của người Việt.
Người Việt còn dùng các loại gia vị chế biến khác như: mắm, tương, nước chấm với các cách độc đáo tạo nên sản phẩm văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc của Việt Nam từ cách chế biến, cách dùng và hương vị đặc trưng.
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
Các loại món ăn Việt Nam đa dạng phong phú, nó bao gồm các món ăn truyền thống thuần Việt và các món ăn có sự ảnh hưởng, giao thoa và tiếp biến từ các nền văn hóa ẩm thực khác.
Các món ăn Việt Nam được chia thành: món ăn đặc sản, món ăn bình dân, món ăn cao cấp, món ăn cung đình, món ăn truyền thống và món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài.
Đũa là dụng cụ bằng tre, gỗ có nhiều loại khác nhau. Loại đũa to gọi là đũa cả, thường dùng để xới cơm, hoặc dùng để nấu cơm đối ở khu vực nông thôn. Đũa nhỏ và dài dùng để đảo trộn thức ăn gọi là đũa xào. Loại đũa dài 25-30cm thường dùng cho cá nhân khi ăn được gọi là đũa. Khi dùng dụng cụ ăn, người Việt rất coi trọng yếu tố thẩm mỹ, vệ sinh “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Văn hóa sử dụng đôi đũa trong bữa ăn của Việt Nam rất phong phú được sử dụng nhiều trong thực tế cuộc sống. Đũa luôn dùng hai chiếc và gọi là đôi đũa, không gọi là “hai”, “nhị”. Đũa gắn liền với việc ăn, với cuộc sống hàng ngày, đã trở thành biểu tượng cuộc sống. Phải so đũa trước khi ăn phải xếp đầu to với đầu to, đầu nhỏ với đầu nhỏ và đôi đũa phải bằng nhau không so le, không ăn đũa vênh khi ăn.
7. Tính cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
Tại các gia đình Việt Nam cứ có khách đến là mời vào nhà, là vồn vã mời uống nước hỏi thăm sức khoẻ, con cái. Khách quen dù chỉ một lần gặp hay chục năm mới gặp nhau đến lúc gần đến giờ ăn hay đúng lúc đang ăn đều được mời dùng bữa. Bạn bè lâu ngày không gặp nhau, cũng mời nhau đến nhà ăn cơm với lời mời khiêm tốn “ăn bữa cơm rau” nhưng thực tế lại chuẩn bị bữa ăn rất nhiều món, chủ nhà luôn gắp cho khách, mời khách ăn nữa, uống nữa. Những gia đình nghèo thường xuyên “thắt lưng, buộc bụng” đành phải “nhịn miệng đãi khách” là việc phổ biến từ xưa và còn tồn tại ở các làng quê Việt Nam ngày nay.
9. Dọn thành mâm
Mâm là quan niệm cơ bản về cách phục vụ bữa ăn. Các món ăn được bày trên mâm và các thành viên dùng chung: liễn cơm, bát canh, đĩa cá, đĩa thịt, bát nước chấm. Khi ăn, mỗi người gắp, múc thức ăn ra bát nhỏ của riêng mình. Vào bữa, người có địa vị thấp hơn phải chờ và mời người có địa vị cao hơn, người dưới hoặc chủ nhà phải tiếp, gắp, rót thức ăn cho người trên hoặc khách để thể hiện sự kính trọng, tôn trọng, quý mến, sự chăm sóc. Con cháu không bao giờ được ăn trước ông bà, cha mẹ. Con cháu trước khi ăn phải mời và ăn xong trước khi đứng lên cũng phải mời và xin phép. Ngoài ra, trong bữa ăn người Việt Nam còn có rất nhiều quy định hoặc khuyên răn thể hiện gia phong.
Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa sắc tộc, là sự hợp nhất của 54 dân tộc khác nhau, cũng chính vì vậy đã làm cho Văn hóa ẩm thực của Người Việt đa dạng phong phú và có những nét đặc trưng riêng biệt. Bất cứ du khách nào đến Việt Nam khi trải nghiệm về ẩm thực cũng thấy sự thú vị và hài lòng bởi những nét đặc trưng của Văn hóa ẩm thực Việt.
Th.S Lê Thị Vân – Trưởng khoa CNCB Trường Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội