Bởi glucose rất quan trọng đối với tế bào, nên nếu không thể nạp glucose từ bất cứ nguồn nào, cơ thể con người sẽ tự sản sinh glucose.
Glucose rất quan trọng với sự sống, vậy có bao giờ bạn tự hỏi động vật ăn thịt làm cách nào để tồn tại hay không? Nhiều loài động vật không ăn thực vật (như cá heo, mực hay sứa); và các tộc người sống ở những khu vực không có trái cây hay rau củ (như tại đồng băng ở Nga), họ cũng không ăn thực vật.
Bởi glucose rất quan trọng đối với tế bào, nên nếu không thể nạp glucose từ bất cứ nguồn nào, cơ thể con người sẽ tự sản sinh glucose. Đúng vậy, dù không quang hợp và chế tạo được glucose từ không khí, nước và ánh Mặt trời, nhưng chúng ta có thể tạo ra nó từ chất béo hoặc chất đạm ăn hàng ngày. Quá trình này xảy ra ở gan, và được gọi là sự tân tạo đường (gluconeogenesis).
Hơn nữa, cơ thể chúng ta thích nghi rất linh hoạt: Khi glucose giảm, nhiều tế bào sử dụng chất béo cho mục đích sinh năng lượng (trừ hồng cầu vì các tế bào này buộc phải sử dụng glucose). Người ta gọi đây là sự linh hoạt trong chuyển hóa.
Một số chế độ ăn như Atkins hay Keto cố gắng hạn chế tiêu thụ carbs để giữ glucose trong máu ở mức thấp, từ đó thúc đẩy tế bào sử dụng chất béo làm nguồn nhiên liệu. Quá trình này được gọi là keto hóa sinh dưỡng, và linh hoạt trong việc trao đổi chất.
Tóm lại, carbs không phải thứ thiết yếu về mặt sinh học cho sự sống (chúng ta không cần ăn đường để tồn tại), nhưng nó là nguồn năng lượng nhanh, dễ sử dụng, tạo vị ngọt cho bữa ăn; hơn hết, chúng ta đã dùng nó hàng triệu năm nay.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy chế độ ăn thời tiền sử của người bao gồm cả động vật và thực vật, thích nghi tùy theo môi trường sống xung quanh. Ngày nay, nguồn cung thực phẩm của chúng ta tương đối khác so với những gì thiên nhiên đã hoạch định.
trích trong sách: Cuộc cách mạng Glucose