Bánh ngải Lạng Sơn là món ăn đặc sản nổi tiếng, không chỉ vị ngọt thơm, mềm dẻo của bánh mà còn là món quà tốt cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn.
Bánh ngải (hay bánh giầy ngải) của người Tày, người dân thường làm món bánh này vào mỗi dịp lễ Tết, để dâng lên tổ tiên. Bánh ngải có từ rất lâu đời và được lưu truyền tới ngày nay.
Ngày nay, bánh ngải Lạng Sơn được làm quanh năm, hầu như tại các khu chợ nào của địa phương này du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp bánh được bán với mức giá rẻ. Đặc biệt, vào dịp tết Thanh minh, các dịp lễ hội Lạng Sơn hay dịp ăn mừng vụ lúa mới, bánh ngải sẽ được người dân làm nhiều hơn.
Nguyên liệu chính của bánh là lá cây ngải cứu, vì vậy nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: điều hòa khí huyết, cầm máu, giúp lưu thông máu hay an thai… Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là đặc sản Lạng Sơn được nhiều du khách mua về làm quà.
Nhắc đến những món ăn làm nên tinh hoa ẩm thực Lạng Sơn, du khách thường nghĩ ngay đến vịt quay, phở chua, khâu nhục… Bên cạnh đó, bánh ngải cũng được xem là một thức quà nổi tiếng nhất định không nên bỏ lỡ khi có dịp đến với Lạng Sơn.
Cách làm bánh ngải cũng rất đơn giản, bánh ngải được làm nên từ những nguyên liệu rất phổ biến.
Cách làm bánh ngải Lạng Sơn
Nguyên liệu: 400g bột nếp, 350g lá ngải cứu ngon, 3g vôi bột, 200g đường đỏ, 20g đậu phộng, 20g dừa khô, 10g mè đen, 2 muỗng canh dầu ăn.
Các bước làm bánh ngải Lạng Sơn: Lá ngải phải là loại lá non, sau khi hái về nhặt sạch và rửa qua với nước. Sau đó cho 3g vôi vào tô, hòa tan với 3 lít nước. Khi nước lắng xuống, lấy phần nước phía trên để hầm với lá ngải đã sơ chế. Hầm trên bếp lửa vừa khoảng 30p đến khi lá nhừ.
Sau đó, tiếp tục vớt phần lá ngải ra, rửa sạch với nước và vắt kiệt, thái nhỏ. Lúc này, cho lá ngải vào nồi và đun trên bếp lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi lá khô đều.
Sơ chế nguyên liệu khác
Làm bột bánh: Cho 100ml nước vào phần lá ngải ở trên, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm 400g bột nếp trộn với phần lá ngải xay nhuyễn, trộn đều tay đến khi bột có độ dẻo, sánh mịn.
Làm nhân bánh: Cho đường vào chảo đun đến khi tan hết, sau đó cho thêm đậu giã nhỏ, phần dừa khô và vừng đen vào. Tiếp tục đảo khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp này quyện lại với nhau thì tắt bếp để nguội. Vo hỗn hợp thành những viên nhỏ để làm nhân bánh.
Bọc bánh: Nặn phần bột bánh thành những miếng tròn, dày khoảng 5mm, sau đó bọc kín viên nhân đã vo tròn trước đó rồi ấn dẹt bánh lại. Khi hoàn thiện, thoa lớp dầu ăn mỏng lên hai mặt bánh để bánh không dính và có được độ mịn nhất định.
Bánh ngải được hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm rất đặc trưng.
Bánh ngải thường chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày. Theo kinh nghiệm từ người dân tại đây thì bánh ăn trong ngày sau khi chế biến là ngon nhất. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo được vị dẻo thơm, không bị khô.
Tuy nhiên, nếu không ăn hết, có thể bảo quản bánh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể hấp lại để bánh có được độ dẻo như vừa chế biến.
Những chiếc bánh chín thơm lừng, màu sắc bắt mắt khiến bất kỳ ai cũng không thể chối từ. Bánh có vị bùi dẻo của nếp, chút ngọt từ nhân, béo ngậy của dừa, bùi của đậu phộng và thơm mùi mè đen.
Du khách đến Lạng Sơn có thể dễ dàng tìm thấy bánh ngải tại các hàng quán ven đường, điểm du lịch hay trong các chợ địa phương như Đông Kinh, Giếng Vuông, Chi Lăng…
nguồn:https://congthuong.vn/banh-ngai-dac-san-doc-dao-xu-lang-335263.html
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
“Người Hà Nội: Chuyện ăn chuyện uống một thời” vào đề cử giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội
Hội đồng Giám khảo Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15 đã lựa chọn 10 đề cử chính
Trào lưu những món ăn Việt pha trộn kinh dị có làm ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực?
Những món ăn được kết hợp kinh dị kiểu như trà sữa mắm tôm, mỳ trà sữa trân châu bắp bò, trà sữa hành lá,..
Sẽ thế nào nếu chế độ ăn thiếu glucose
Bởi glucose rất quan trọng đối với tế bào, nên nếu không thể nạp glucose từ bất cứ nguồn nào, cơ thể con người sẽ
Lễ hội Văn hóa – Ẩm thực Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra tại Quảng Trị
Lễ hội Văn hóa – Ẩm thực Việt Nam năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra tại Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt, thị
Mâm cỗ Tết “Sài Gòn kết nối” tại Lễ hội Tết Việt 2024
Lễ hội Tết Việt năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 – 21/1/2024 tại công viên Lê Văn Tám, TP Hồ Chí Minh với
Chuyên trang ẩm thực quốc tế đi tìm sức hút của món chả lụa Việt Nam
Trang The Tasting Table đã có bài viết về món chả lụa Việt Nam, nhận định rằng món ăn này có nguồn gốc từ thế