Văn hóa ẩm thực Ấn Độ và những đặc trưng riêng biệt

Mỗi đất nước lại có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực, trở thành điểm nhấn và thu hút khách du lịch đến khám phá. Vậy văn hóa ẩm thực Ấn Độ có gì đặc biệt, khác lạ so với đất nước khác? Hãy cùng IndianFoods tìm hiểu nhé!

Đặc trưng văn hóa ẩm thực Ấn Độ – Ăn bằng tay

Lần đầu tiên đến Ấn Độ bạn sẽ cực kỳ bất ngờ khi người Ấn ăn không dùng dụng cụ như: thìa, đũa, dao, dĩa… để ăn như các quốc gia khác. Thay vào đó, người Ấn Độ ăn bốc.

Người Ấn thưởng thức món ăn bằng cách bốc tay
Người Ấn thưởng thức món ăn bằng cách bốc tay

Người Ấn luôn tâm niệm rằng gạo là hạt ngọc trời ban. Vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân trọng, biết ơn chúa trời. Và theo người Ấn, 5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, trời. Khi ăn bằng tay sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon.

Vì thế đến Ấn Độ bạn hãy thử ăn bốc và cảm nhận kiểu ăn này sẽ rất thú vị, khác lạ so với cách dùng đũa thìa quen thuộc.

Cấm kỵ ăn thịt bò, thịt lợn

Nếu đã từng thử đi ăn đồ Ấn, chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc vì sao người Ấn Độ không ăn thịt heo, thịt bò?

Trước tiên, bạn cần hiểu Ấn Độ là đất nước tôn giáo – đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Ấn Độ. Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn đó là đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi.

  • Người theo đạo Phật ăn chay là chủ yếu và hạn chế ăn thực phẩm từ động vật. Người Ấn thường chỉ ăn ngũ cốc, gạo, bột mì và không ăn các loại thịt cá, thậm chí họ không ăn các loại củ vì họ cho rằng khi các loại rau củ nhổ lên, các sinh vật sống nhờ vào nó sẽ chết vì không còn môi trường để sống.
  • Ở đạo Hindu thì bò được coi là linh vật, họ rất coi trọng và tôn sùng bò. Thế nên tới Ấn Độ bạn sẽ không bao giờ có món thịt bò và người Ấn cho rằng ăn thịt bò là có tội với thánh, với linh vật và kẻ đó sẽ bị trừng phạt.
  • Người Đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể – khác với những người đạo Hindu không ăn thịt bò vì thờ thần bò. Theo lý luận của những tu sĩ đạo Hồi, thịt heo không sạch sẽ và không tốt cho sức khỏe con người do có quá nhiều mỡ, ăn quá tạp nên chứa nhiều chất độc cũng như vi khuẩn. Môi trường sống của lợn cũng không sạch nên thịt của chúng bị coi là dễ nhiễm các loại bệnh cho con người.
Ấn Độ không ăn thịt bò, thịt lợn
Ấn Độ không ăn thịt bò, thịt lợn

Đất nước của các loại gia vị

Đến Ấn Độ bạn sẽ bất ngờ khi các loại gia vị được bày bán phổ biến. Người Ấn rất chuộng các loại gia vị và chế biến món ăn phải có các loại bột gia vị thì món ăn mới trọn vẹn.

Ấn Độ được biết đến là quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại gia vị lớn trên thế giới, thậm chí còn được mệnh danh là “thiên đường của gia vị”.

Ấn độ được mệnh danh là đất nước của các loại gia vị
Ấn độ được mệnh danh là đất nước của các loại gia vị

Các loại gia vị phổ biến ở Ấn Độ như: Gia vị hạt thì là, gia vị hạt ngò, gia vị bạch đậu khấu… Kèm theo các gia vị thô như lá thì là, lá quế, đinh hương, nghê, rau mùi, nghệ tây, lá nguyệt quế, ớt…

Loại gia vị đặc trưng khi ở Ấn Độ phải kể đến bột cà ri. Đây là loại bột được kết hợp từ loại gia vị khác như: Bột nghệ, hạt mù tạt, bột ớt, hạt thì là, đinh hương.

Sự kết hợp của các loại gia vị này tạo nên bột cà ri hấp dẫn, không thể thiếu trong các món ăn càng làm cho ẩm thực Ấn Độ thêm đặc sắc, cuốn hút khách du lịch hơn. Các loại gia vị được sấy khô, rang và nghiền thành bột mình trộn đều thành bột cà ri.

Cách thức chế biến đặc trưng

Do ảnh hưởng mạnh của tôn giáo nên ở Ấn Độ không ăn thịt bò và thịt lợn. Thực phẩm từ động vật chủ yếu là thịt cừu, dê, gà và các loại thủy hải sản.

Cách nấu cơm của người Ấn cũng rất đặc biệt. Trước khi nấu, gạo sẽ được xào qua với dầu hoặc bơ rồi mới đổ nước vào nấu. Khi cơm gần chín, họ sẽ bỏ thêm các gia vị như quế hồi, hạt thì là, tiêu, lá bạc hà… cùng các loại thịt, cá, rau củ quả vào nấu kèm.

Các món ăn Ấn thường có màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt bởi các món ăn được tẩm ướp với các loại bột gia vị. Cách trang trí đồ ăn cũng rất cầu kỳ.

Món ăn ở Ấn Độ thường có màu sắc rất rực rỡ
Món ăn ở Ấn Độ thường có màu sắc rất rực rỡ

Bơ sữa được sử dụng trong các bữa ăn

Khi đến Ấn Độ, thưởng thức đồ ăn nơi đây bạn sẽ bất ngờ vì mỗi món ăn đều có sự xuất hiện của bơ sữa. Người Ấn thích ăn chay và hiện ăn chay khá nhiều, vì thế bơ sữa thường có trong các món ăn chay của Ấn Độ với mục đích thanh lọc tinh thần.

Bơ sữa ở Ấn Độ thì sữa thường được lấy từ sữa trâu và sữa dê. Người Ấn thường dùng sữa và các chế phẩm từ sữa làm đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Điều này tạo sự khác biệt, riêng biệt chỉ có ẩm thực Ấn Độ mới có.

Ngoài ra người Ấn rất thích ăn ngọt, nên đồ ăn của họ sẽ có vị ngọt thanh. Thực phẩm người Ấn thường sử dụng là gạo, bột mì và các loại đậu.

Văn hóa ăn uống của Ấn Độ vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà bạn nên tìm hiểu. Vậy nên nếu có cơ hội, đừng ngại đặt chân tới đất nước này để được khám phá một cách đầy đủ và toàn diện nhất dưới lăng kính của chính mình.

nguồn: https://indianfoods.com.vn/blogs/van-hoa-an-do/van-hoa-am-thuc-an-do-va-nhung-dac-trung-rieng-biet

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Lễ công bố Bộ ẩm thực tiêu biểu cụm Miền Trung

Lễ công bố Bộ ẩm thực tiêu biểu cụm Miền Trung trong Đề án “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt

Ông Hồ Xuân Bình được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Quảng Nam

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Quảng Nam ra đời hướng đến mục tiêu tổng hợp đánh giá, phân tích dữ liệu về các món

Ẩm thực Việt thắng lớn tại cuộc thi quốc tế ở Malaysia

Ngày 5-7, đoàn Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (SPC), đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi “Thách thức ẩm thực toàn

Một số giải pháp phát triển ẩm thực cho ngành du lịch Việt Nam vươn tầm quốc tế

Theo Tổng cục Du lịch, ẩm thực là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách,

Đại hội Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2027

Với phương châm “Tôn vinh truyền thống – Kiến tạo tương lai”, Đại hội là một sự kiện chính trị đặc biệt làm nền tảng

Lễ hội cá ngừ đại dương Bình Định diễn ra từ ngày 28 – 31.7

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, Lễ hội cá ngừ đại dương Bình Định được tổ chức trong 4 ngày