Bánh khoai mì nướng lava trứng muối tan chảy, bánh giò khoai mì; băng gạc từ lục bình hay sản phẩm đánh răng từ than hoạt tính… là các dự án độc đáo, mới lạ của những bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp, gây bất ngờ cho khách tham quan.
Từ ngày 9 – 10/11, tại Dinh Thống Nhất (TPHCM), cuộc thi ý tưởng/dự ánKhởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững diễn ra sôi nổi với 36 dự án vào vòng chung kết. Cuộc thi do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng các đơn vị tổ chức.Nhiều dự án mới lạ, độc đáo của các startup đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.
Vừa mời khách dùng thử bánh củ mì nhân thịt lowcarb, anh Mai Tuấn Anh – chủ dự án Cusami vừa cho biết, từ nguyên liệu dân dã là củ khoai mì (sắn), anh và các cộng sự đã chế biến thành những món bánh “hot trend” như bánh khoai mì nướng lava trứng muối tan chảy, bánh giò khoai mì nhân thịt, bánh khoai mì nướng…
Theo anh Tuấn Anh, bánh khoai mì Cusami được làm từ 100% củ khoai mì tươi ngon, giàu tinh bột hấp thu chậm, không chứa gluten, rất phù hợp cho người ăn kiêng, người mắc bệnh tiểu đường và những người có vấn đề về tiêu hóa. Sản phẩm cung cấp năng lượng bền vững, giúp thực khách no lâu hơn và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
“Hiện chúng ta đã có cà phê rất nổi tiếng nhưng lại chưa có sản phẩm bánh để ăn kèm với cà phê. Vì vậy tham vọng của chúng tôi là có thể làm các sản phẩm bánh từ củ khoai mì để ăn kèm với cà phê” – anh Tuấn Anh chia sẻ.
Đặc biệt, Tuấn Anh còn phát triển loại xe bán hàng di động để bán bánh khoai mì làm món ăn sáng (điểm tâm). Xe được đặt tại nhiều địa điểm, tạo thêm việc làm bán thời gian cho sinh viên, người lao động…
Những chiếc băng gạc sinh học làm từ cây lục bình do 5 bạn trẻ là sinh viên trường Đại học Trà Vinh thực hiện gây nhiều bất ngờ cho ban giám khảo. Trưởng nhóm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết, xuất phát từ mong muốn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của lục bình đối với môi trường nước, nhóm đã tìm hiểu tư liệu và nghiên cứu suốt 3 tháng để thực hiện dự án làm băng gạc sinh học từ loại cây này.
Băng gạc từ lục bình kết hợp với các tá dược bổ sung trong quá trình phối hợp và tạo hình. Sản phẩm này có công dụng hút dịch, tạo gel, độ ẩm, bảo vệ và làm lành vết thương hiệu quả.
“Sản phẩm được tạo thành từ vật liệu hydrogel thông qua tách chiết cellulose của cây lục bình. Hiện tại, nhóm đã làm xong vật liệu hydrogel và hoàn thiện những bước cuối như kéo sợi và dệt thành băng gạc” – Quỳnh cho hay.
Năm nay, cuộc thi khởi nghiệp Xanh còn thu hút rất nhiều dự án của thanh niên nông thôn, các bạn trẻ, phụ nữ là đồng bào các dân tộc Dao, Mông, Mường, Nùng, Tày, Thái, Raglai… tham gia. Nhiều dự án triển vọng, khai thác tài nguyên bản địa quê hương như dự án nâng cao giá trị quả mận kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Nặm, Bắc Kạn của Cà Thị Bẩy; dự án Than hoạt tính Chapi: Khai thác bền vững và phát triển sinh kế cho đồng bào Raglay; khởi nghiệp với chanh rừng Co Loi – Mẫu Sơn của hai bạn trẻ Tô Phương Quỳnh và Nguyễn Thị Phương Thùy (Lạng Sơn) đang học lớp 12…
Chia sẻ về “đứa con tinh thần”, anh Thông Long (dân tộc Raglay ở xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) cho biết, dự án Than hoạt tính Chapi có nhiều sản phẩm như than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, túi lọc khí…
Theo anh Long, trước đây nguồn thu nhập từ cây le rừng tự nhiên ở địa phương rất bấp bênh. Dưới sự hướng dẫn của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, nhóm của anh đã tạo ra sản phẩm than hoạt tính Chapi từ cây le cùng các sản phẩm khác như bột đánh răng, túi lọc khí. Sản phẩm than Chapi không chỉ giúp bà con ổn định kinh tế, tạo thêm việc làm mà còn góp phần bảo vệ môi trường rừng.
Sau 2 ngày tranh tài, dự án “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn Anh đến từ TPHCM đạt giải nhất bảng A (dự án hoạt động dưới một năm) và dự án “Nâng cao giá trị trái tắc, bưởi và mãng cầu xiêm” của nhóm thí sinh Huỳnh Lê Ngọc Viễn, Nguyễn Ngọc Thanh Hà đến từ Đồng Tháp đạt giải nhất bảng B (dự án hoạt động trên một năm). Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 4 giải nhì, 6 giải ba và 3 giải khuyến khích cho các đội tham gia.
nguồn:https://tienphong.vn/nhieu-du-an-doc-la-tranh-tai-khoi-nghiep-xanh-post1690298.tpo
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Phở và tôi
Trích trong sách “Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời” tác giả Vũ Thế Long – NXB Hội nhà văn, Chibooks phát hành.
Nghệ thuật sử dụng gia vị trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Các món từ đặc sản đến bình dân, truyền thống hay hiện đại của người Việt Nam không thể thiếu gia vị đi kèm. Nghệ
Gà luộc của Việt Nam được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới vinh danh
Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas mới đây đã vinh danh gà luộc cùng ba món ăn khác của Việt Nam vào top “65 món
Lần đầu xuất khẩu đặc sản cháo bột cá lóc Quảng Trị sang Mỹ
Hiện tại, sản phẩm cháo bột cá lóc Cà Mèn đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp chứng nhận FDA
Đi tìm những giả thuyết về nguồn gốc phở Hà Nội
Phở là đề tài hấp dẫn, thôi thúc nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu từ
Vọng lời rao “ai đậu hũ không”…
Ở vùng thung lũng này, buổi chiều mùa đông, sương lạnh mịt mù, đặc quánh phủ trắng núi đồi. Trong cái lạnh quấn lấy mình,