Cà Mau: Nghề làm tôm khô được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Món ăn từ tôm khô có thể được chế biến đa dạng như tôm khô ăn liền, chà bông, gỏi chua, nấu canh, tôm khô rang muối, bắp xào tôm khô, sa tế tôm khô, kho quẹt tôm khô, tôm khô rim nước mắm…

Tôm đất là nguyên liệu để làm tôm khô chủ sống trong môi trường tự nhiên nên chất lượng rất cao. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Tôm đất là nguyên liệu để làm tôm khô chủ sống trong môi trường tự nhiên nên chất lượng rất cao. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Tối 11/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định số 3441/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghề làm tôm khô vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Đây là sự kiện quan trọng, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cà Mau.

Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử và giá trị của Nghề làm tôm khô Cà Mau, ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghề làm tôm khô thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian đã tồn tại hàng trăm năm ở Cà Mau, gắn liền với lịch sử khai phá và định cư trên vùng đất mới.

Nghề làm tôm khô phản ánh đậm nét công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau, gắn bó với các phong tục, tập quán trong đời sống hàng ngày. Về vật chất, nó là một sinh kế quan trọng, mang lại sự ấm no, phồn thịnh. Về tinh thần nó là nghệ thuật ẩm thực, tri thức dân gian được tích lũy trong từng món ăn; được thể hiện trong ca dao, tục ngữ, dân ca, các tác phẩm văn học văn học nghệ thuật được lưu truyền, tạo nên sắc thái văn hóa riêng của vùng đất này.

Nghề làm tôm khô gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân Cà Mau từ lâu đời, gắn liền với lịch sử khai phá vùng đất Cà Mau. Con tôm là sản vật quen thuộc nhất, phổ biến nhất mà cư dân Cà Mau khai thác để phục vụ mục đích sinh tồn trên vùng đất mới. Khi trữ lượng con tôm quá dồi dào đã hình thành nghề làm tôm khô, một nghề đặc biệt nhưng phổ biến ở vùng đất Cà Mau.

Hiện nay, tại Cà Mau có 2 hình thức thực hành nghề làm tôm khô. Hình thức thực hành truyền thống ra đời từ xa xưa, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất thủ công gia đình. Bên cạnh đó, còn có hình thức thực hành hiện đại, với cách sản xuất quy mô lớn theo dây chuyền công nghệ kết hợp máy móc và lao động của con người.

Theo cách truyền thống, nghề làm tôm khô có công đoạn chính: luộc tôm, phơi tôm, tách vỏ. Theo cách hiện đại, vẫn là 3 công đoạn chính: luộc tôm, sấy tôm, tách vỏ.

Sản phẩm tôm khô trở thành món ăn truyền thống trong các dịp lễ, Tết của người Nam Bộ nói chung, người Cà Mau nói riêng. Trong đó, món tôm khô dưa kiệu trong ngày Tết Nguyên đán hầu như nhà nào cũng có, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Cà Mau.

Tôm khô được phơi theo kiểu truyền thống là “1 sương 2 nắng” (phơi 2 ngày và 1 đêm), đây được xem là bí quyết để con tôm khô giữ được độ tươi ngon. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Tôm khô được phơi theo kiểu truyền thống là “1 sương 2 nắng” (phơi 2 ngày và 1 đêm), đây được xem là bí quyết để con tôm khô giữ được độ tươi ngon. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Món ăn từ tôm khô có thể được chế biến đa dạng như tôm khô ăn liền, chà bông, gỏi chua, nấu canh, tôm khô rang muối, bắp xào tôm khô, sa tế tôm khô, kho quẹt tôm khô, tôm khô rim nước mắm… Đối với người dân Cà Mau, tôm khô là một nguyên liệu nấu ăn rất quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Tôm khô Cà Mau đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách thập phương về đây thưởng thức.

Việc thực hành nghề làm tôm khô ở Cà Mau chủ yếu theo hình thức truyền miệng, cầm tay chỉ việc, các công thức thực hành, bí quyết, kinh nghiệm được truyền dạy trong gia đình và đã được duy trì qua nhiều thế hệ.

Hiện nay, sản phẩm tôm khô Cà Mau không chỉ được cộng đồng trong vùng ưa chuộng mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trong nước và nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản…

Trong ảnh: Sản phẩm tôm khô Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Trong ảnh: Sản phẩm tôm khô Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)

Tôm khô còn là món ăn được nhiều nhà hàng, quán ăn chế biến cho khách hàng. Nghề truyền thống sản xuất tôm khô phát triển không những khẳng định giá trị sản phẩm thương hiệu tôm khô Cà Mau mà còn tạo việc làm cho lao động địa phương lúc nhàn rỗi.

Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất tôm khô từ quy mô hộ gia đình đến hợp tác xã, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Thị trường tiêu thụ tôm khô Cà Mau khá ổn định và ngày càng mở rộng cũng là lý do để nghề thủ công truyền thống này được bảo tồn và phát triển.

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3441/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian Nghề làm tôm khô tỉnh Cà Mau./.

nguồn:https://www.vietnamplus.vn/ca-mau-nghe-lam-tom-kho-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post915016.vnp

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Món muối kiến vàng

Đúng như tên gọi, đây là loại muối được chế biến từ kiến vàng (loài kiến có thân màu vàng, chân cao và thường làm

Thoảng nghe mùi tết

Trong muôn vàn câu chuyện để nói về ngày tết, người ta dễ nhận diện và chộn rộn mỗi khi thấy cành mai, chậu cúc,

Khai mạc Lễ hội trái cây Nam Bộ

Sáng 1/6, Lễ hội trái cây Nam Bộ – Suoi Tien Farm Festival 2023 đã được khai mạc tại khu Du lịch Văn hóa Suối

Món ‘nước chấm hoàng gia’ xứ Huế từng được các vua ưa thích

Với hương vị đặc trưng chua ngọt lạ miệng, mắm tôm chua xứ Huế là món ăn tuy dân dã nhưng chiếm được nhiều cảm

“Câu chuyện ẩm thực” trong phát triển du lịch Việt Nam

TÓM TẮT      Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam, song chúng ta chưa có bước đột phá

Bún hến Phú Xuyên – Hà Nội

Phú Xuyên, Hà Nội được biết đến với rất nhiều làng nghề truyền thống, bên cạnh đó, có một món ăn chỉ bán vào mỗi