Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam vừa tổ chức họp báo công bố triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia giai đoạn 2022-2024” với sự chung tay đồng hành của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Thực hiện Quyết định số 1992/QĐ-BNV ngày 12/6/2017 của Bộ Nội Vụ, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam ra đời với vai trò và sứ mệnh truy tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển, qua đó góp phần thiết thực nâng tầm nền Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới một cách bền vững, xứng tầm với kỳ vọng của “Quốc gia dân tộc”.
Để hoàn thành sứ mệnh ấy, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia giai đoạn 2022-2024”.
Đề án nhận được sự chung tay đồng hành và tài trợ chính của Công ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan; đồng tài trợ của Hãng hàng không Vietravel Airlines. Với định hướng, tầm nhìn và thực hiện khoa học, thực dụng hiệu quả, Ban Tổ chức tin rằng Đề án sẽ tập hợp thu hút mọi ngành mọi người mọi giới chung tay vì sự phát triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam dựa vào nông lâm, ngư nghiệp hiện nay còn đang phát triển riêng lẻ, chưa có sự kết nối. Việc đưa văn hóa vào ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia sẽ là chất xúc tác liên kết các chuỗi cung ứng, sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp (VCCA đã hợp tác với Chương trình OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương).
Thương hiệu quốc gia về văn hóa ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Đề án mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính. Thứ nhất là khoa học dinh dưỡng với đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực. Với mục đích nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học dinh dưỡng, Đề án cung cấp nền tảng thông tin thực tế về nguồn gốc nguyên liệu, cách chế biến kết hợp các nguyên vật liệu và gia vị của những món ăn đặc sắc các vùng miền, phát huy những giá trị về dinh dưỡng của các món ẩm thực, phổ biến cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh, và trao truyền lại cho thế hệ sau.
Thứ hai là kinh tế ẩm thực nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh thành; nhà sản xuất tham gia trong ngành cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, chế biến ẩm thực, phát triển du lịch của địa phương. Đề án góp phần tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực. Từ cơ sở dữ liệu thu thập nghiên cứu được, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ sàng lọc bộ ẩm thực có khả năng đóng gói thành mô hình khởi nghiệp ẩm thực cho các hội viên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận mô hình khởi nghiệp. Lĩnh vực thứ 3 là văn hóa ẩm thực với đối tượng là địa phương, vùng miền, quốc gia.
Đề án sẽ tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc theo vùng miền của Việt Nam đến người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, góp phần quảng bá du lịch qua văn hóa ẩm thực vùng miền, với các tiêu chí cốt lõi: mang tính văn hóa di sản vùng miền, ngon, lành, đặc sắc, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước.
Bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc cấp cao ngành hàng gia vị, đại diện Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết: “Chúng tôi đánh giá Đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia giai đoạn 2022-2024” là rất cần thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm và gia vị, một phần quan trọng trong lĩnh vực ẩm thực, Masan Consumer vô cùng tự hào khi được đồng hành cùng chương trình này với vai trò nhà tài trợ chính. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn đồng hành với Hiệp Hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam lâu dài để phát hiện và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới”.
Tính thuyết phục của Đề án là sự đồng thuận của địa phương, các bộ, ban ngành trong việc phát hiện, giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực địa phương, nâng cao sức hút của thương hiệu điểm đến, tạo tính chính danh của ẩm thực đặc sắc Việt Nam. Cùng với đó là sự tham gia của các nghệ nhân, đầu bếp, gắn liền với các món ẩm thực, nâng cao vai trò liên kết giữa nghệ nhân, ẩm thực và điểm đến địa phương.
Uy tín của Đề án là sự tham gia của Hội đồng chuyên môn và Ban Tư vấn của Đề án: với đóng góp của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành của công nghệ thực phẩm, chuyên gia văn hóa, lịch sử, các bộ ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra là việc số hóa toàn bộ dữ liệu của văn hóa ẩm thực từng giai đoạn, tiến đến việc tiếp cận khoa học dinh dưỡng của người tiêu dùng, tạo tính ứng dụng của văn hóa ẩm thực, lưu trữ tài sản quốc gia dưới hình thức số hóa.
SẢN PHẨM SAU CÙNG CỦA ĐỀ ÁN TỪ NĂM 2022-2024Giai đoạn 2022: Đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn của Hiệp Hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (giấy chứng nhận được ký bởi Chủ tịch Hiệp Hội Văn hóa ẩm Thực Việt Nam và Trưởng Hội đồng chuyên môn) đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là LIÊN HOAN 100 ĐẶC SẮC VIỆT NAM quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh, thành phố, dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố năng động và là nơi tụ hội của tinh hoa ẩm thực Việt Nam.Giai đoạn 2023: Thu thập dữ liệu 1000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam (Việt và phái sinh, từ nguyên liệu chế biến, định chuẩn, và cách chế biến, nội dung hình thức thể hiện từ giá trị nội tại đến giá trị ngoại quan của món ẩm thực). Chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng MÔ HÌNH KINH TẾ KHỞI NGHIỆP cùng các chuyên gia của VCCA, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.Tận dụng giá trị của Đề án để xây dựng Thực đơn Việt Nam theo từng vùng miền hoặc các chủ đề mang tính văn hóa truyền thống, phục vụ cho công tác ngoại giao, trao đổi văn hóa và quảng bá du lịch vùng miền Việt Nam.Giai đoạn 2024: Chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ Ẩm thực Việt Nam, và thiết thực hơn là hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thực tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư trong tương lai. |
Nguồn: https://nhandan.vn/chung-tay-phat-trien-van-hoa-am-thuc-viet-nam-post701793.html
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Đầu bếp Tạ Quốc Khánh: Tìm về hương vị thời thơ ấu
Mới đây, nhà báo Michal Hutta trên tạp chí Luxus của Czech đã có bài viết ca ngợi về một nhà hàng Việt có tên
Đồng Tháp: Công nhận nghề làm nem Lai Vung là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
Nem Lai Vung được người dân tại xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện
5 lễ hội ẩm thực tuyệt vời khắp thế giới
No nê với thực đơn dùng thử từ các nhà hàng ngon nhất thế giới, bỏ túi bí kíp làm bếp khi theo dõi các
Tuyết Phạm “Nu đồ” và ước mơ nâng tầm mì Quảng
Bước ra khỏi cuộc thi "Vua đầu bếp Việt Nam" năm 2015 với danh hiệu Á quân, khác với những người khác, Tuyết Phạm chọn
Các video dạy làm bánh trên Internet đã “đánh lừa” bạn như thế nào?
Những đoạn video ngắn chia sẻ cách nấu ăn, làm bánh trên Internet luôn thu hút một số lượng lớn người xem bởi những hình
Trứng kiến, món độc lạ của núi rừng Lục Ngạn
Cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch bắt đầu vào mùa trứng kiến. Trứng kiến là món ăn lạ và ngon, nhưng không phải