Hấp dẫn sản phẩm bánh Đá Hà Giang

Hà Giang được biết đến với nhiều đặc sản, món ăn nổi tiếng như: Mèn mén, Thắng cố, bánh Chưng gù, chè Shan tuyết… Trong đó có nhiều món ăn lọt Top, được du khách săn đón và Tik Tok review bởi sự hiếu kỳ và độ ngon, nổi bật đó là món bánh Đá.

Bánh Đá là món ăn truyền thống của người vùng cao, thường xuất hiện vào những ngày lễ, Tết. Bác Lý Hội Sèo, người dân Đồng Văn chia sẻ về các công đoạn làm bánh trước đây: “Để có được chiếc bánh Đá, sau khi thu hoạch lúa chín, người dân đã tuyển chọn những hạt gạo ngon rồi lấy gạo tẻ trộn với gạo nếp theo tỉ lệ nhất định, sau đó đem ngâm với nước từ 4 – 5 tiếng, ngâm xong thì đem phơi khô, mang đi nghiền. Tiếp đó, đồ bột gạo lên, chín nhừ rồi mang ra giã. Giã cho dẻo thì bắt đầu nặn thành chiếc bánh to như cục gạch. Khi tiến hành các thao tác nặn phải thật nhanh, vì nếu để bột nguội chúng không dính quyện được vào nhau. Những chiếc bánh Đá Hà Giang đủ sắc màu nhờ vào nguyên liệu tự nhiên từ các loại lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc, nghệ hay gấc. Với sự kết hợp cùng các loại lá, bánh Đá cũng có hương vị thơm ngon hơn”.

Bánh Đá có hình thuôn dài, cùng nhiều hương vị khác nhau như gấc, đậu biếc, nghệ, lá nếp cẩm.
Bánh Đá có hình thuôn dài, cùng nhiều hương vị khác nhau như gấc, đậu biếc, nghệ, lá nếp cẩm.

Hiện nay, để đáp ứng với nhu cầu của thị trường và phục vụ du khách, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cơ sở sản xuất bánh hình thành. Một trong số đó là Hợp tác xã Trung Hiếu, chị Phùng Thị Thu Minh, chủ HTX tại Phong Quang (Vị Xuyên) chia sẻ: “Hiện nay HTX của chúng tôi có 2 cơ sở, một cơ sở chính tại huyện Đồng Văn và cơ sở thứ 2 tại xã Phong Quang. Hàng ngày, tại cơ sở 2 sản xuất khoảng 500 kg bánh thành phẩm. Để phục vụ khách hàng dễ chế biến và thị hiếu của từng người, HTX đã cho ra đời nhiều loại bánh Đá như: Bánh cắt sợi, cắt khúc và cắt tròn… Bên cạnh đó, để tăng năng suất, chúng tôi đã áp dụng các máy móc như: Máy nghiền bột, máy ép bánh, máy hút chân không. Qua đó cơ bản cung cấp đủ nhu cầu của thị trường…”.

Chị Voòng Thị Thảo, du khách đến từ Tuyên Quang chia sẻ: “Từ việc xem các review trên mạng đã khiến tôi rất tò mò, không biết bánh Đá ăn sẽ như thế nào? Rồi có người thì bảo khi mới mua về, chiếc bánh đúng nghĩa là “cứng như đá”. Thậm chí, để hai chiếc bánh đánh vào nhau sẽ phát ra tiếng kêu côm cốp như hai cục đá. Được giới thiệu là vậy, nhưng khi món bánh Đá được chế biến lại tạo độ “nghiện” đối với các thành viên trong gia đình tôi. Bánh Đá có vị ngậy, thơm, có độ dẻo vừa phải, dễ ăn và phù hợp với mọi lứa tuổi trong gia đình…”.

Mỗi chiếc bánh Đá ra lò sẽ được chia thành các túi nhỏ và từng loại khác nhau để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.
Mỗi chiếc bánh Đá ra lò sẽ được chia thành các túi nhỏ và từng loại khác nhau để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.

Xuất phát từ chiếc bánh truyền thống, với nguyên liệu sẵn có, những chiếc bánh Đá khi đến với người tiêu dùng lại được chế biến khá đa dạng. Nhiều bạn trẻ chỉ ra muôn vàn cách ăn như: Nhúng lẩu, nấu thắng rền và cách làm dễ nhất đó là chiên, rán sau đó chấm với tương ớt, đường trắng hay sữa đặc… tùy vào khẩu vị mỗi người.

Bánh Đá với sức hút của mình đã góp mặt trở thành một sản phẩm quảng bá cho Hà Giang và được cộng đồng ẩm thực săn lùng vì cái tên độc đáo cùng vẻ ngoài bắt mắt, mê mẩn với vị ngọt nhẹ, mùi thơm và độ dẻo dai hòa quyện.

Nguồn: Bài, ảnh: Hoàng Yến (Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Hà Giang)/https://baohagiang.vn/tin-moi/202408/hap-dan-san-pham-banh-da-ha-giang-8ba6d21/

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Có nên ‘vạch lá tìm sâu’ khi Hướng dẫn Michelin gắn sao, đề xuất những quán ăn mình không thích?

Sao Michelin tào lao, quán ăn đó có gì ngon mà được trao giải, tại sao bún bò Huế hay bánh đa cua Hải Phòng,

Mỳ Quảng sâm Ngọc Linh

Nặng lòng với mỳ Quảng, lại muốn đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh, dược liệu quý của Việt Nam, một chuyên gia vi mạch

Nhà hàng ở Việt Nam chưa kỳ vọng có sao Michelin

Thông tin Michelin Guide tới Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, đa số nhà hàng vẫn dè dặt khi nói chuyện

Hương vị ngày Tết miền Tây Bắc

 Nhắc đến Tây Bắc, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến hình ảnh những thửa ruộng bậc thang xanh mướt trùng điệp hay khung cảnh

Thơm ngon gà nướng Trường Sơn

Trên cung đường khám phá vẻ đẹp vùng cao xứ Quảng, ngoài sự cuốn hút bởi quang cảnh hùng vĩ, ẩm thực cũng góp phần

Tiến sĩ Vũ Thế Long: “Dị nhân Hà Nội” với đam mê bảo tồn

Ẩn dưới vẻ bề ngoài bụi bặm, nhà khảo cổ nổi danh gốc Hà Nội có một tâm hồn văn hóa sâu sắc để cặm