Mâm cỗ Tết “Sài Gòn kết nối” tại Lễ hội Tết Việt 2024

Lễ hội Tết Việt năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 – 21/1/2024 tại công viên Lê Văn Tám, TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Tết Việt xưa và nay”. Lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Du khách sẽ được thưởng thức 121 món ăn tiêu biểu của Việt Nam tại lễ hội Tết Việt năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Xem Tết, Ăn Tết, Du Tết, Chơi Tết, Chợ Tết. Lễ hội cũng nhằm thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam thông qua sự kiện lễ hội văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm thực tế.

Ảnh Đinh Gia Lương

Văn hóa ẩm thực xin được giới thiệu “Mâm cỗ Tết Sài Gòn kết nối” của các nghệ nhân, đầu bếp team Hoa Muối mang tới tham gia lễ hội.

Mâm cỗ Tết Sài Gòn kết nối là sự kết hợp tài tình giữa các món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ như bánh tét, Xôi lòng gà, thịt luộc dưa giá, củ kiệu ngâm và thịt kho tàu, cùng với sự đa dạng từ các nền văn hóa Chăm – Khơ me – Hoa – Kinh… Bàn ăn trang trí lộng lẫy, góp phần tô điểm không khí tết hiện đại nhưng không làm mất đi nét truyền thống của người Miền Nam. Mâm cỗ Tết Sài Gòn Kết Nối tạo nên một trải nghiệm đậm đà và phong cách đặc trưng của Sài Gòn hoa lệ và hào sảng.

Ảnh: Đinh Gia Lương
Ảnh: team Hoa Muối

Mỗi món ăn trong mâm cỗ Tết đều mang ý nghĩa đặc biệt. Tên gọi trái khổ qua là ước mong năm mới thuận buồm xuôi gió, nỗi khổ đi qua. Thịt kho hột vịt, thịt kho tàu là món ăn thường nhật, mà cũng là thứ không thể thiếu được trong mâm cơm ngày Tết của dân Sài Gòn, người miền Nam, quen mà vẫn nhớ, vẫn thèm, ăn quanh năm mà Tết không thể thiếu. Miếng thịt vuông vức, hột vịt tròn như biểu tượng cho âm dương cân bằng, tinh tế. Trứng tròn còn là biểu tượng của sung túc, sinh sôi, mong một năm mới an khang, con cháu xum vầy. Người gốc Hoa còn có những món đặc trưng như gà tiềm, vịt tiềm, giò heo hon…Ngoài ra mâm cỗ Tết còn thường được kèm thêm các loại bánh được làm từ gạo, đậu, chuối, dừa…

Bên cạnh đó,mâm ngũ quả ngày Tết cũng phải bày những trái cây có màu đẹp tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, tên của trái cây cũng phải hay, gửi gắm mong ước như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Bàn ăn trong mâm cỗ Tết Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của hương vị phương Đông và phương Tây, với sự giao thoa của mặn, ngọt, cay, chua, tạo nên một bức tranh ẩm thực phong phú và phức tạp. Những đĩa nước mắm pha chế tinh tế, kèm theo các loại gia vị đặc sản từ các vùng miền, là điểm nhấn tôn lên hương vị độc đáo của mỗi món ăn. Bữa cỗ Tết không chỉ là nơi quây quần gia đình, mà còn là không gian kết nối giữa các thế hệ và các nền văn hóa, tạo nên sự đồng thuận và đa dạng trong mỗi bữa ăn tết truyền thống của Sài Gòn. Mâm cỗ Tết không chỉ là bữa ăn đơn thuần, mà còn là hành trình tìm về những kỷ niệm của tình thân, văn hóa và sự gắn kết gia đình. Trong không khí ấm cúng ngày cuối năm, bàn ăn là nơi tập hợp những hương vị quen thuộc, nhưng cũng chứa đựng những câu chuyện và tâm sự của từng thành viên. Từng món ăn trên mâm cỗ đều có ý nghĩa truyền thống và biểu tượng tâm linh sâu sắc.

Các đầu bếp nhóm Hoa Muối gồm có: Đỗ Nguyễn Hoàng Long, Đoàn Hương Giang, Võ Minh Nhất, Thái Lập Châu, Lư Lê Duy Hiếu, Lê Trọng Chiều, Tùng Lắc.

View all posts

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Chè xanh Côn Sơn

Những cây chè ở khu di tích Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) bám rễ núi Kỳ Lân kì bí, hút sinh khí đất trời

Cháo đậu

Nắng nóng cứ hầm hập từ sáng sớm, không gian oi bức, đặc quánh khiến con người ta có cảm giác nặng nề, ngột ngạt.

Những món ăn Tết cầu kỳ của người Huế xưa

Là cháu một vị quan triều Nguyễn, nhà văn Xuân Phượng kể phong tục Tết Huế trong “Sách Tết Quý Mão 2023”. Có những năm,

Chuyện lợn ăn quả sồi và những bí mật của món jamon

Món ăn jamon nổi tiếng nhất được làm từ những cái đùi của giống lợn Iberia, sau khi cắt bỏ một ít mỡ thì làm

Hương vị rau cần

Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu

Thịt trâu gác bếp Thanh Phượng

Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La và đã trở thành