Hộp cơm đón năm mới của người Nhật

Osechi ryori là món ăn không thể thiếu trong những ngày đón năm mới của người Nhật. Trong khi phần lớn thế giới chào đón năm mới bằng các bữa tiệc và pháo hoa, lễ đón năm mới truyền thống ở Nhật Bản lại nhẹ nhàng hơn nhiều. Một trong những món ăn không thể thiếu vào dịp này chính là osechi ryori.

Osechi ryori đề cập đến những món ăn mang ý nghĩa đặc biệt được phục vụ trong những chiếc hộp sơn mài nhiều tầng cầu kỳ, được ăn trong 3 ngày đầu năm mới. 

Ảnh: zekkeijapan
Ảnh: zekkeijapan

Từ thời Nara (710-794), nghi lễ cúng đồ ăn được thực hiện cho các vị thần được gọi là sechinichi. Đến thời Heian (794-1185), những mâm cúng này đã trở nên xa hoa và chỉ có giới quý tộc mới thực hiện. Phải đến thời Edo (1603-1868), nghi thức cúng này mới được lan truyền rộng rãi trong xã hội. Mặc dù osechi ban đầu được ăn nhiều lần trong năm nhưng theo thời gian, nó trở nên gắn liền với năm mới. Osechi ryori có nhiều món ăn nhỏ được trình bày hoàn hảo trong các hộp sơn mài nhiều tầng gọi là jubako, giống như hộp cơm bento nhưng phong cách rất trang trọng hơn. 

Đối với bản thân các món ăn, có sự cân nhắc và ý nghĩa đặc biệt đối với số lượng và từng loại thực phẩm. Cách sắp xếp này được cho là sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn. Các món ăn Osechi thường có vị ngọt, chua, vì vậy chúng có thể được bảo quản mà không cần làm lạnh trong suốt thời gian diễn ra lễ đón mừng năm mới. Các món ăn được chuẩn bị trước Tết và ăn trong 3 ngày đầu năm. Người ta nói rằng, truyền thống này bắt đầu để không làm phiền các vị thần bằng âm thanh nấu nướng trong những ngày đầu năm mới. Nó cũng đóng vai trò như một kỳ nghỉ dành cho những người đầu bếp trong gia đình, thường là phụ nữ, để họ có thể nghỉ ngơi và tận hưởng ngày Tết cùng với gia đình.

Ảnh: jisaku
Ảnh: jisaku

Việc nấu nhiều món có trong Osechi ryori tại nhà cực kỳ tốn thời gian. Vì vậy, ngày nay nhiều người chọn đặt trước osechi từ các nhà hàng hoặc cửa hàng tiện lợi, thậm chí có những cơ sở ăn uống và khách sạn cung cấp osechi. Tùy thuộc vào số lượng và loại món ăn được đặt, giá một hộp Osechi ryori có dao động trong khoảng 1.000 – 2.000 USD.

Osechi ryori là một hộp cơm đặc biệt mà người Nhật Bản chuẩn bị và thưởng thức vào ngày Tết (Oshogatsu) để đón chào năm mới. Mỗi món ăn trong hộp Osechi ryori mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho những điều tốt lành và may mắn trong năm mới. Dưới đây là một số món ăn phổ biến trong hộp Osechi ryori và ý nghĩa của chúng:
– Kazunoko (Trứng cá trích): Tượng trưng cho sự sung túc và sinh sôi nảy nở trong năm mới.
– Kurikinton (Hạt dẻ ngọt): Tượng trưng cho tài lộc và sự giàu có do màu vàng đặc trưng của nó.
– Datemaki (Trứng cuộn): Tượng trưng cho tri thức và sự thông minh.
– Tazukuri (Cá khô): Tượng trưng của một mùa màng bội thu và sự nghiệp thành công.
– Kamaboko (Chả cá): Chả cá được cắt thành hình tròn, tượng trưng cho Mặt trời với hy vọng mang lại sự may mắn và thành công.
– Ebi (Tôm): Tượng trưng cho sự trường thọ và niềm vui.
– Tai (Cá tráp biển): Tượng trưng cho may mắn và thành công.
– Konbu (Rong biển): Tượng trưng cho hạnh phúc gia đình và tình yêu thương.
– Mochi (Bánh mochi): Tượng trưng cho sự đoàn tụ và may mắn.

Mỗi món ăn trong hộp Osechi ryori mang ý nghĩa phong phú, được chế biến công phu để mang đến niềm vui, tài lộc và sự thành công trong năm mới.

nguồn: nguoiduatin.vn

View all posts

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Món bánh thiêng chỉ có trong dịp lễ, Tết người Chăm

Theo một số người con vùng đất Chăm Ninh Thuận, vào dịp Rija Nagar – lễ hội tống ôn của người Chăm – có 4

Không phải phở hay bún chả, đây mới là món ăn hút khách nước ngoài khi du lịch Hà Nội

Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, du khách nhất định phải thử thưởng thức một món ăn mang tính biểu tượng của ẩm thực

Bản sắc đặc trung văn hóa Ẩm thực Việt Nam xưa và nay

Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành một cách tự nhiên từ quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với người Việt,

Những món ăn nguy hiểm nhất thế giới

Theo Insider thì những món ăn như cá nóc, phô mai giòi, bạch tuộc sống, cá mập lên men… là những thực phẩm có thể

Bún bò Huế ‘thập toàn, ngũ đắc’

Bún bò Huế nhìn đơn giản nhưng ẩn chứa biết bao công phu của một nền văn hóa ẩm thực lâu đời. Bản sắc của

Nét “độc đáo” trong ẩm thực Thái Lan

Thái Lan –  “Đất nước chùa vàng”, “Thiên đường du lịch”, “Thiên đường mua sắm”, “Xứ sở của những nụ cười thân thiện”… Bên cạnh