Những đặc sản không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang

Đến với Hà Giang, Quý khách được khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hoá con người nơi đây. Cùng với đó quý khách có thể được thưởng thức những món ăn, đặc sản của vùng đất này….

1. Bánh Tam Giác Mạch

(Ảnh: sưu tầm)

Không thể ngờ rằng những bông hoa nhỏ nhắn sắc màu kia có thể trở thành đặc sản của vùng đất này. Bánh tam giác mạch, chỉ riêng cái tên đã gợi bao xuyến xao, háo hức. Ngắm Sủng Là, Lũng Cú rạng rỡ trong mùa hoa, càng muốn được “nếm” thử cả một mùa tím hồng mê mải ấy.

Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Chỉ mười ngàn đồng một tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.

2. Cơm Lam Bắc Mê

Cơm lam là cơm được làm chín bằng cách cho vào ống tre, ống nứa rồi nướng chín trên than, củi. Đồng bào các dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương rẫy, vừa thuận tiện vừa dễ bảo quản.

Mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến thành hương vị riêng, nhưng cơm lam Bắc Mê của người Tày Hà Giang  mang một hương vị đậm đà đặc biệt, để lại ấn tượng trong lòng du khách.

Ấy vậy, để có được một ống cơm lam ngon đúng điêu chuẩn, thì ống tre được lựa chọn để nướng cũng rất kỹ lưỡng. Cơm lam thường được làm trong ống tre, ống nứa, nhưng ngon nhất vẫn là dùng cây hóp non. Cây được chọn làm cơm không quá non hay quá già, sở dĩ chọn như vậy vì lúc đó ống cây hóp dày, trữ một lượng nước đáng kể, nước này trong vắt và có mùi thơm thanh mát. Ống hóp được chọn phải có lóng dài, vỏ ngoài tươi và xanh, thân ống to vừa phải, cơm ở bên trong mới được chín đều.

3. Mật Ong Bạc Hà

Sản phẩm do chính tay người nông dân làm ra, họ cất công chăm sóc ong rồi thu hoạch lấy mật, làm lên những giọt mật ong tinh tuý đặc trưng của vùng núi đá, mang lại giá trị kinh tế giúp cuộc sống ổn định hơn. 

 Người dân nơi đây đã vận dụng việc ong xà đến những đám hoa bạc hà mà hút mật vào việc nuôi ong của mình. Họ sản xuất theo phương thức truyền thống, trồng hoa ngay ở quanh khu vực nuôi ong nhà mình để chúng ra hút mật nhanh nhất. Với việc sản xuất này, họ đã cho ra những giọt mật ong nguyên chất không hề bị pha tạp nên rất ngon.

(Ảnh: sưu tầm)

Mật ong hoa bạc hà có mùi thơm rất riêng, màu vàng ánh xanh, ngọt lịm, hương thơm man mát đặc biệt dễ chịu. Thứ mật này có giá trị bồi dưỡng sức khỏe – một thứ thuốc bổ rất cần thiết cho người già và trẻ nhỏ, bên cạnh đó còn có tác dụng chữa bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, làm cho làn da thêm hồng hào.

(Ảnh: sưu tầm)

4. Rượu ngô Hà Giang

Rượu ngô không chỉ là thức uống bình thường nữa, nó được sinh ra từ cuộc sống lao động vất vả, mang trong mình giá trị tinh thần và tiếp thêm sức sống cho cuộc sống ở một nơi khắc nghiệt như Cao nguyên đá Hà Giang. Nếu có cơ hội đến Hà Giang, du khách đừng bỏ quên món rượu ngô hấp dẫn này nhé.

(Ảnh: sưu tầm)

Rượu ngô ở Hà Giang được nấu từ ngô do chính người dân tộc ở đây trồng ra. Ngô được ủ với lọa men lá truyền thống nên khi uống rượu du khách sẽ thấy vị ngọt, thơm của ngô cùng vị cay cay nóng nóng của men. 

Một điều đặc biệt, rượu ngô là thức uống không thể thiếu trong các phiên chợ, lên chợ phiên du khách sẽ bắt gặp những tốp đàn ông ngồi uống rượu ngô và tâm sự với nhau và đây cũng là thứ níu chân đàn ông, đàn bà, trai gái, già trẻ ở lại chợ đến xế chiều. Rượu ngô từ đó trở thành cấu nối tình cảm giữa những người trong phiên chợ.

5. Bánh cuốn trứng đặc sản Hà Giang

(Ảnh: sưu tầm)

Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này.

Không giống như bánh cuốn ở dưới xuôi, bánh cuốn ở đây khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong. Bát nước dùng ăn cùng bánh cuốn trứng còn có ít hành và 2 chiếc giò trông thật hấp dẫn. 

(Ảnh: sưu tầm)

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Gà đốt Ô Thum – Tri Tôn, An Giang

“Hồ Ô Thum” thuộc xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang như một bức tranh sơn thủy hữu tình, một khung cảnh thiên nhiên

Ẩm thực Cao Bằng – Hương sắc miền non nước

Ẩm thực miền non nước Cao Bằng vừa phong phú, đa dạng lại hài hòa và tinh tế đã tạo ra dấu ấn riêng biệt

Đặc sản mắm tép Hà Yên

Xưa kia, đặc sản này được chọn để tiến vua. Nguyên liệu dùng để làm mắm này từ loại tép riu - loại tép thân

Vua đầu bếp Christine Hà hé lộ tình yêu với nước mắm, phở gà

Christine Hà sử dụng nước mắm thường xuyên và triệt để cho những món ăn Việt, thậm chí “phối hợp” cho cả những món ăn

Thân thương hủ tiếu gõ

Buổi tối bạn nhắn tin gọn lỏn: “Hủ tiếu gõ nha!”. Trời mưa lất phất từ chiều. Những cơn mưa mùa này khó đoán. Có

Giao thoa văn hóa ẩm thực Nhật – Việt nơi phố cổ Hội An

Quá trình cộng cư và giao lưu văn hóa trong lịch sử thời đại Châu Ấn thuyền đã tạo nên sự giao thoa văn hóa