Những món ngon ở làng Chăm – Tân Châu

 Ẩm thực không chỉ là một phần đặc sắc trong văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), mà còn góp sức hút để bà con nơi đây phát triển du lịch.

Buổi sáng, ở chợ Châu Phong, khách có thể ghé dùng điểm tâm với món phở bò chuẩn vị truyền thống của người Chăm. Vì là “xứ bò”, nên thịt tươi luôn có sẵn mỗi ngày, không phải dự trữ, nấu ngày nào hết ngày đó. Phần ngon nhất quyết định ở nước súp, cách thức nấu và lựa chọn nguyên liệu là bí quyết riêng của quán. Mùi thơm của các loại gia vị rất mạnh, nhưng nêm nếm thì vừa ăn.

Một số món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm không bán phổ biến, mà chỉ được thưởng thức vào các dịp lễ, hoặc gia chủ quý mến đãi khách đến thăm nhà. Tuy nhiên, chịu khó hỏi thăm, thì vẫn tìm được “quán mối” để muốn ăn lúc nào cũng có. Chẳng hạn quán A Li ở ngay trung tâm xã, được khách chấm điểm nhiều nhất là món cơm cà ri đậm đà, thích hợp để ăn bữa chính thật “chắc bụng”.

Món cà ri thường sử dụng thịt dê hoặc thịt bò để nấu, có thể đặt trước hoặc đi đúng dịp hội chợ là có thể thưởng thức.

Đặc điểm tín ngưỡng cộng với nếp sinh hoạt lâu đời khiến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Chăm trở thành những người tháo vát, kỹ tính. Trong mỗi bữa ăn, họ quan tâm đến từng loại nguyên liệu khi chế biến và đa số sẽ tự làm tại nhà.

Vào những dịp đặc biệt hoặc theo tour tham quan, khách du lịch sẽ có cơ hội dùng bữa cơm được chuẩn bị cầu kỳ, có đầy đủ món đặc trưng, như: Cơm nị, cà púa, tung lò mò…

Cà púa ăn với cơm nị sẽ ngon hơn cơm trắng. Trong đó, cà púa chế biến bằng nguyên liệu thịt bò, chọn phần đùi để nấu sẽ mềm, ngấm trọn gia vị. Cơm nị nấu từ bơ, nho khô loại 1, sữa, nước cốt dừa, bột cà ri, bột ớt…

Đặc sản tung lò mò sử dụng phần mỡ rất ít để không gây ngán. Kèm trong mâm cơm có rau, dưa chua, nhằm dung hòa vị đậm đà của cà púa.

Bên cạnh món ăn chính, ở làng Chăm có rất nhiều loại bánh, trong đó không thể thiếu bánh bò nướng. Tuy là món ăn chơi, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số Chăm cũng sử dụng loại bánh này để ăn sáng thay cho các món điểm tâm, ăn trưa, ăn xế…

Sự phong phú trong ẩm thực, mà vẫn giữ lại truyền thống đặc trưng đã làm nên sức hút để làng Chăm “mở cửa” đón khách thập phương đến trải nghiệm, lan tỏa nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng nói riêng, của người An Giang nói chung.

nguồn: Mỹ Hạnh/https://baoangiang.com.vn/nhung-mon-ngon-o-lang-cham-tan-chau-a394626.html

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Đông Hà: Bánh mì dì Thanh 30 năm nức tiếng

Tiệm bánh mì dì Thanh dưới chân cầu vượt TP. Đông Hà (Quảng Trị) chỉ có 1 loại topping là chả nhưng cực kỳ nổi

10 món bánh đặc sản Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Mảnh đất này luôn mang dáng vẻ bình yên của một miền quê

Nhà hàng 1946

Nơi lưu giữ nét ẩm thực Hà Nội truyền thống trong suốt những năm tháng hiện đại Đến với nhà hàng 1946 bạn sẽ tìm

Đầu bếp Tạ Quốc Khánh: Tìm về hương vị thời thơ ấu

Mới đây, nhà báo Michal Hutta trên tạp chí Luxus của Czech đã có bài viết ca ngợi về một nhà hàng Việt có tên

Lễ công bố Bộ ẩm thực tiêu biểu cụm Miền Trung

Lễ công bố Bộ ẩm thực tiêu biểu cụm Miền Trung trong Đề án “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt

Những món ngon ở làng Chăm – Tân Châu

 Ẩm thực không chỉ là một phần đặc sắc trong văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở Châu Phong