Mỗi dịp được thăm miền quê cổ tích xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, ngoài được chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của miền đất, con người của xứ sở hoa sơn tra, suối khoáng nóng, khí hậu trong lành se lạnh quanh năm quấn quýt bên mái nhà sàn pơ mu cổ kính, con người thân thiện… du khách còn được thưởng thức món cá suối thơm ngon béo ngậy mà chỉ riêng Ngọc Chiến mới có, đó là đặc sản cá chép gù.

Theo anh Lò Văn Pháng, Chủ Homestay Hương Rừng, xã Ngọc Chiến, cá chép gù chỉ phát triển được ở suối Chiến, với môi trường nước lạnh, trong, sạch, bởi cá chỉ ăn chủ yếu là rêu tảo, con to nhất khoảng từ 1-2 lạng, mình tròn, vẩy xanh đen, lưng gù. Trước đây, cá được bà con đánh bắt tự nhiên trên dòng suối Chiến, nay để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch về thăm, trải nghiệm, lưu trú trên địa bàn xã, bà con đã nhân đàn, nuôi trên hồ thủy điện Nậm Chiến có môi trường nước lạnh, trong lành, cá phát triển rất tốt, đem lại thu nhập đáng kể cho bà con.
Với ước muốn phát triển đại trà, nhiều hộ gia đình đã mang giống cá xuống hồ thủy điện Sơn La nuôi thử nhưng không thành, vì loài cá chép gù chỉ sống được ở môi trường vùng cao, nước lạnh, có dòng chảy lưu thông thoáng khí. Hiện nay, xã Ngọc Chiến đang có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp với dân bản địa xây dựng nhiều mô hình nuôi cá chép gù trên dòng suối Chiến để xây dựng thương hiệu, sản phẩm OCOP, làm quà tặng để quảng bá đến du khách gần xa.
Chế biến món cá chép gù cũng đơn giản, có thể làm sạch lòng (người sành ăn còn để nguyên con không mổ ruột) rồi rán, nướng, nấu canh chua hay xôi, hấp… đều rất ngon, nhưng ngon nhất vẫn là xát muối trắng, nướng bếp củi. Cá chép gù rất béo, đặc thịt, nhiều trứng, nướng hoặc rán đều không giòn, nhưng rất mềm xương, ngọt thịt, thơm ngậy. Sau những ngày leo núi, khám phá trải nghiệm vùng đất có độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, xuống bản ngâm mình bên suối khoáng nóng, tối về thưởng thức những món đặc sản do chính bàn tay các chàng trai, cô gái Thái trắng xã Ngọc Chiến chế biến, trong đó có món cá chép gù, nhâm nhi cùng chén rượu nồng men lá, cảm nhận được giá trị đặc sắc, riêng có mà thiên nhiên ban tặng cho miền đất này.
nguồn:https://baosonla.org.vn/van-hoa-xa-hoi/ve-ngoc-chien-thuong-thuc-dac-san-ca-chep-gu-nevBQgYSR.html
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Khoai lang miệt vườn miền Tây: Khởi điểm của vô vàn món ngon
Khoai lang là món ăn đã gắn bó lâu đời với người dân vùng Tây Nam Bộ. Chỉ với nguyên liệu quen thuộc này, người
Hương vị ngày Tết miền Tây Bắc
Nhắc đến Tây Bắc, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến hình ảnh những thửa ruộng bậc thang xanh mướt trùng điệp hay khung cảnh
“Người Hà Nội: Chuyện ăn chuyện uống một thời” vào đề cử giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội
Hội đồng Giám khảo Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15 đã lựa chọn 10 đề cử chính
Nồng nàn rượu cần M’Nông
Theo quan niệm của đồng bào M’Nông, rượu cần là nước uống của Yàng (thần linh). Thần linh sai sứ giả xuống hướng dẫn cách
Chợ quê ở huyện
Vùng trung du Tiên Phước quê tôi có chợ huyện tọa lạc bên con sông Tiên hiền hòa. Bây giờ qua tuổi sáu mươi, trong
Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào?
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, Tết Đoàn viên. Theo truyền thống Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng