Được làm từ bột gạo tẻ, bánh răng bừa – một món ăn dân dã từng là sản vật dùng để tiến vua ở vùng đất cổ Lam Kinh của xứ Thanh và rất được ưa chuộng vào dịp Tết.

Bánh răng bừa, mới nghe cái tên đã thấy tò mò. Cũng chẳng biết nó có từ bao giờ, nhưng với người dân nông thôn Thanh Hóa thì chiếc bánh này gắn liền với cuộc sống bình dị của họ từ thời xa xưa.

Bánh lá răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những đặc sản xứ Thanh gắn liền với điển tích có thật trong lịch sử nước Việt. Để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm mà người dân làng đã làm nên chiếc lá răng bừa để tiến vua.

Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. Điều đó thể hiện những thành quả lao động cần cù và chăm chỉ của người dân nơi đây.

Bánh răng bừa - món ăn dân dã từng là sản vật dùng để tiến vua. (Ảnh minh họa)
Bánh răng bừa – món ăn dân dã từng là sản vật dùng để tiến vua. (Ảnh minh họa)

Cách làm bánh lá răng bừa chuẩn vị

Cách làm bánh lá răng bừa khá đơn giản, chính vì vậy mà du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn đặc sản này ở bất kỳ địa phương nào tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, người dân làng Trung Lập có những bí quyết và công thức gia truyền riêng biệt để mang đến chiếc bánh lá răng bừa Thanh Hóa ngon chuẩn đúng vị.

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo tẻ: có độ dẻo vừa phải và được lựa chọn kỹ càng sau mỗi mùa thu hoạch

– Nguyên liệu làm nhân: thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành khô

– Gia vị: hạt tiêu, muối và nước mắm

– Lá dong: lựa chọn những lá không quá non hay quá già để khi gói bánh dễ dàng hơn và lá sẽ không bị rách

Sơ chế nguyên liệu

– Ngâm gạo tẻ trong nước lạnh từ khoảng 2 – 3 giờ, sau đó đem xay nhuyễn thành bột bằng cối xay thủ công.

– Nấu bột trên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi nồi bột gạo có độ sệt lại thì bắc ra ngoài và để nguội.

– Băm nhỏ thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành tây và tẩm ướp đều với các gia vị, sau đó xào với dầu ăn khoảng 5 – 10 phút.

– Lá dong rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch.

Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. (Ảnh minh họa)
Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. (Ảnh minh họa)

Gói và luộc bánh lá răng bừa

– Dùng đũa lấy một lượng bột vừa đủ cho vào lá dong, dàn đều theo chiều dọc của chiếc lá để tạo thành hình thuôn dài.

– Cho nhân bánh đã được sơ chế trước đó vào giữa phần bột bánh.

– Gấp hai đầu lá theo chiều dài có độ cong ở giữa để tạo hình chiếc răng bừa, miết nhẹ và gói vuông vắn sẽ giúp bánh không bị lòi ra ngoài khi nấu chín.

– Xếp bánh đã gói theo hình vòng tròn vào nồi và hấp cách thủy từ 20 – 30 phút.

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa sẽ ăn ngon hơn khi còn nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm với nước mắm chua ngọt để hương vị thêm đậm đà.

nguồn: vtcnews

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Bún ốc Bà ngoại – lưu giữ nét ẩm thực Hà thành

Một món ăn dân dã, giản dị, nhưng lại chứa đựng nét tinh tế của ẩm thực Hà thành. Ðó là món bún ốc nguội.

Lễ hội trứng đầu tiên ở Hà Nội

Lần đầu tiên tại Hà Nội có một lễ hội ẩm thực với các món ăn được sáng tạo từ trứng, do các đầu bếp

“Lăn tăn, liu tiu” như bún trộn Huế

Bún trộn là món ăn rẻ mà chắc bụng của Huế. Bún được làm từ những nguyên liệu dân dã, dễ tìm như bún tươi

Cuộc thi “Khám phá ẩm thực cùng thịt gà Mỹ”

Cuộc thi “Khám phá ẩm thực cùng thịt gà Mỹ” diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM số 1 Võ Văn

HỌP BÁO CÔNG BỐ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM THÀNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Chiều 17/6, tại khách sạn Le Meridien đã diễn ra cuộc họp báo công bố “Đề án xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm

Mùa bánh trung thu năm 2023

Bánh trung thu là một trong những đặc sản của Việt Nam, được nhiều người yêu thích và mong đợi mỗi dịp rằm tháng tám.