Tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ – An Giang năm 2024 được tổ chức tại TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang), nhiều du khách đã chứng kiến và thích thú với màn trình diễn phi lê cá ngừ đại dương nặng hơn nửa tạ của các đầu bếp đến từ Phú Yên.
Xẻ thịt cá ngừ đại dương nặng hơn nửa tạ
Sáng 4.8, du khách đến Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ – An Giang 2024 đã chứng kiến màn trình diễn phi lê con cá ngừ đại dương do các đầu bếp đến từ tỉnh Phú Yên thực hiện. Cá ngừ nặng 55kg, dài 1,6m và sau khi được phi lê, chế biến tại chỗ, người dân được thưởng thức ngay các món ăn từ cá ngừ.
Một bếp trưởng (đến từ tỉnh Phú Yên) cho biết, con cá ngừ đại dương “tươi rói” này đã được các ngư dân của tỉnh Phú Yên đánh bắt. Sau đó, họ mua đem về để trình diễn phi lê, phục vụ các món ăn miễn phí cho du khách ở tại ngày hội bánh dân gian Nam Bộ – An Giang năm 2024.
Bằng các động tác thuần thục, các đầu bếp đã thực hiện quá trình mổ con cá và phi lê thịt cá thành các miếng vuông vức để phục vụ cho khách ăn tươi (sashimi). Sau đó, các đầu bếp còn hướng dẫn cho du khách cách thưởng thức ăn tươi tươi với rau củ, mù tạt. Ngoài món ăn tươi, thịt cá ngừ còn được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, trong đó có áp chảo.
“Tôi cùng gia đình đã ăn cá ngừ đại dương vài lần nhưng chưa từng được xem cách người ta làm con cá thế nào, cắt thịt cá ra sao. Thế nên, tại ngày hội bánh dân gian Nam Bộ được xem trình diễn phi lê cá ngừ đại dương Phú Yên và được thưởng thức món ăn tươi tại chỗ, tôi thấy rất thú vị và đặc biệt”, chị Trần Tô Kim Phượng (ngụ phường Mỹ Phước, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) – một du khách đến tham quan lễ hội chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Công Lý (ngụ phường Mỹ Xuyên, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho hay, ông cảm thấy “mãn nhãn” khi xem màn trình diễn của các đầu bếp đến từ Phú Yên với con cá ngừ đại dương.
Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, cho biết tỉnh Phú Yên là nơi khởi phát của nghề câu cá ngừ đại dương và đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây.
Từ khi nghề câu cá ngừ đại dương hình thành cho đến nay đã không ngừng phát triển. Cá ngừ đại dương ở Phú Yên không chỉ đem lại giá trị xuất khẩu, mà qua bàn tay tài hoa các đầu bếp đã sáng tạo ra những món ăn đặc sắc, gắn liền với đất và người Phú Yên, trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo thu hút khách du lịch.
“Chính vì thế, tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ – An Giang, đơn vị kết hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên quảng bá xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Yên cũng muốn biểu diễn màn phi lê cá ngừ đại dương để mời người dân An Giang và du khách ngoài tỉnh thưởng thức miễn phí. Từ đó, người dân ĐBSCL sẽ hiểu được nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của tỉnh Phú Yên, thông qua đó kết nối du lịch của vùng ĐBSCL với tỉnh Phú Yên”, ông Hiếu nhận định.
nguồn:https://1thegioi.vn/man-trinh-dien-phi-le-ca-ngu-dai-duong-nang-hon-nua-ta-cua-dau-bep-phu-yen-tai-le-hoi-o-an-giang-222350.html
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Khám phá văn hóa ẩm thực nơi đất mũi Cà Mau
Nằm ở nơi cực Nam Tổ quốc, Cà Mau là miền đất trù phú với rừng già, biển khơi và sông ngòi. Hệ sinh thái
Trái vải trong ẩm thực ngày hè
Những xe vải chín đỏ rực cả con đường, những người nông dân tất bật soi đèn thu hoạch từ nửa đêm, những chùm quả
Nghệ nhân ẩm thực Lê Văn Khánh “khoe” món cá lăng đốt trà cổ thụ shan tuyết ở Lễ hội Thành Tuyên
Món Cá lăng sông Lô đốt trà cổ thụ shan tuyết Na Hang, sốt mắm cá ruộng Chiêm Hóa thu hút thực khách tại Lễ
Hấp dẫn lễ khai mạc ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang năm 2024
Tối 3/8, tại Khu Đô thị Golden City, phường Mỹ Hòa (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã diễn ra khai mạc Ngày hội Bánh
Mỳ Quảng sâm Ngọc Linh
Nặng lòng với mỳ Quảng, lại muốn đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh, dược liệu quý của Việt Nam, một chuyên gia vi mạch
Về miền Tây, ăn ốc gác bếp
Ốc gác bếp là món ăn không xa lạ với người miền Tây. Từ món ăn dân dã, “để dành”, ốc gác bếp trở thành