Lẩu gà là món lẩu có rất nhiều phiên bản chế biến, dựa trên nguồn nguyên liệu thực phẩm mỗi nơi, mỗi vùng. Theo đó, lẩu gà lá chúc là đặc sản của đất An Giang mà nay tại TPHCM đã có một số quán lẩu gà cập nhật đưa vào thực đơn.
Dạo qua một vòng bản đồ ẩm thực vùng miền Việt Nam, ta thấy có lẩu gà lá é miền Trung, lẩu gà tiềm thuốc Bắc mang âm vị giao thoa ẩm thực Trung Hoa, lẩu gà nấu nước dừa miền Tây hay lẩu cháo gà quen thuộc của người miền Bắc. Hôm nay, lẩu gà lá chúc hứa hẹn tạo nên sự mới lạ cho thực khách bởi hương vị điểm nhấn từ lá chúc và nước dùng.
Qua tìm hiểu, lá chúc hay có tên gọi khác là lá chanh Thái, lá chanh rừng, được trồng nhiều ở An Giang. Trước đây, cây chỉ mọc dại ở rừng, ven đồng. Dần dần người dân thấy hương vị lá chúc đặc sắc nên đem chế biến thành món ăn, trong đó có món lẩu giới thiệu hôm nay.
Những món ăn từ lá chúc: Gà hấp lá chúc, canh chua gà lá chúc, gà đốt Ô Thum lá chúc, chả tôm lá chúc…
Để có một nồi lẩu gà lá chúc thơm ngon, nguyên liệu thịt gà rất quan trọng. Theo đó, nên mua gà còn sống, ưu tiên gà ta thả vườn hoặc gà đen, giống gà ở miền núi Tây Bắc hiện đã có bán ở TPHCM. Khi có gà, đem sơ chế sạch, rồi xát muối hạt lên da để khử mùi.
Tiếp đến, ướp thịt gà cùng gia vị như tỏi, hành tím, nghệ, gừng, hạt nêm, đường, nước mắm rồi trộn đều khoảng 40 phút cho thấm gia vị. Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi làm nóng, cho phần thịt gà chặt khúc vào xào săn. Thêm ớt, lá chúc tước bỏ cuống, xào thêm 2 phút nữa cho lá chúc dậy mùi. Cuối cùng, châm vào nồi nước lọc theo định lượng, khuấy đều và nấu khoảng 30 phút cho thịt gà mềm.
Sau khi có nồi lẩu, người nấu thử vị, nếu chưa vừa miệng thêm đường, nước mắm, hạt nêm, mẻ để điều vị. Việc còn lại của mọi người chỉ là lựa chọn mớ rau yêu thích như rau muống cọng, bắp chuối, nấm kim châm, bông điên điển, kèo nèo để nhúng lẩu là đã có bữa tiệc thú vị và khó quên.
nguồn:https://www.sgtiepthi.vn/mot-thoang-an-giang-cung-noi-lau-ga-la-chuc-day-vi/
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Bản sắc đặc trung văn hóa Ẩm thực Việt Nam xưa và nay
Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành một cách tự nhiên từ quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với người Việt,
Triển lãm “Vùng nào thức nấy”: Bức tranh ẩm thực vùng miền Việt Nam qua tranh minh họa
Triển lãm tranh “Vùng nào thức nấy” tạo nên từ 41 đặc sản địa phương với sự tham gia của 36 họa sĩ minh họa
Nâng tầm đặc sản quê hương
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ các chủ thể khai thác tốt tiềm
Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào?
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, Tết Đoàn viên. Theo truyền thống Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng
Đông Hà: Bánh mì dì Thanh 30 năm nức tiếng
Tiệm bánh mì dì Thanh dưới chân cầu vượt TP. Đông Hà (Quảng Trị) chỉ có 1 loại topping là chả nhưng cực kỳ nổi
Ra mắt Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Thừa Thiên Huế
Chiều ngày 29/4, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự