Khắp xóm núi, chắc chỉ nhà nội tôi mới có đám môn tươi tốt dường ấy. Chẳng biết nội xin từ đâu, trồng lúc nào nhưng từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy những hàng môn xanh rì, lá to như chiếc quạt quanh thềm giếng.
Đất bazan màu mỡ cộng với nguồn nước dồi dào khiến những tàu môn mặc sức vươn cao khiến ai đi qua cũng phải tấm tắc khen.
Môn nội tôi trồng là giống “môn ngọt” để ăn tươi hoặc làm dưa, lá hơi tròn, dễ nhận biết nơi cái chấm đỏ trên đỉnh tàu gần giữa tâm lá. Sau này, nội có trồng thêm giống môn bạc hà vừa ăn tươi vừa có thể lấy củ. Nhưng tàu môn bạc hà ăn tươi không ngon bằng tàu môn ngọt. Có đám môn nhà, nồi canh chua, canh rau hàng bữa lại thêm phần ngon ngọt.
Vậy nhưng, nội trồng môn chủ yếu là để thu hái những tàu lá già đủ độ về làm dưa. Trong nhà nội lúc nào cũng sẵn chiếc thạp (vại lớn có nắp đậy) dưa môn, ăn hết thạp này sẽ có ngay thạp khác.
Làm dưa môn không khó: cắt những tàu môn đem phơi 1 ngày cho héo, tước lớp vỏ ngoài, cắt ra từng đoạn nhỏ đem phơi tiếp 2 hôm dưới nắng. Cho môn héo vào chậu nước muối bóp kỹ cho ra hết nhựa mới đem xếp lớp vào thạp. Cho nước muối sạch ngập lượng môn vừa xếp, kèm thêm ít nước vo gạo để môn nhanh chua.

Bài học muối dưa môn đơn giản chỉ có vậy. Lúc nhỏ, nghe nội chỉ đi chỉ lại cho cô tôi nhiều tới mức chính tôi cũng… thuộc lòng. Nghe đơn giản, nhưng không nắm rõ quy trình vẫn có lúc bị “mất ăn”.
Lần đó, cô tôi bận việc, tôi “tài khôn” xăng xái lãnh phần làm thế. Tôi làm theo đúng lời nội chỉ, nhưng kết quả dưa không ăn được phải đổ bỏ cả thạp do bị… ngứa! Hỏi rõ đầu đuôi, nội cười ngất: Do con bóp nước muối không kỹ.
Còn nữa: Lúc tước vỏ tàu môn con có bỏ sót cái tim (tàu lá môn non còn ở chế độ cuốn) nào trong ruột tàu không? Vậy là đúng rồi, nội hỏi tôi mới nhớ: Cái tim môn nhỏ xíu nằm trong ruột những tàu môn đứng giữa tôi nghĩ là vô hại nên không bỏ đi. Muối dưa môn chỉ cần để sót một cái tim đã đủ ngứa đến phỏng họng huống chi tôi lại “bỏ quên” chúng.
Thời bao cấp kinh tế khó khăn, thạp dưa môn muối chua gần như thành món ăn thường trực trong bữa cơm gia đình. Dưa môn dễ ăn, nấu canh chua cũng tốt. Xé nhỏ trộn gỏi cùng đậu phộng tép rang xúc bánh tráng nướng càng hay.
Nhưng ngon nhất vẫn là dưa môn kho cá. Dưa môn muối giúp khử sạch vị tanh, còn làm cho miếng cá thơm, mềm mà không bở. Mùa đông, ăn cơm nóng với cá kho dưa môn mới thấy mức độ hao cơm của món ăn tưởng chừng dân dã ấy tới mức nào.
Tôi xa xóm núi đã lâu. Mỗi bận về thăm nội, hàn huyên dòm trước ngó sau xong lại lập tức chạy ù xuống bếp xem có còn… thạp dưa môn ngày cũ. Cái thạp to đùng giờ trống trơ.
Nội giờ đã già, đi đứng lụm cụm. Tới bữa cơm hỏi dưa môn đâu, nội run run chỉ tay vào cái lọ nhựa trong đựng dưa môn muối xổi do sắp nhỏ mua ngoài siêu thị; rồi cười món mém: giờ bây đi hết, còn ai đâu!
nguồn:https://baogialai.com.vn/thap-dua-cua-noi-post262456.html
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Nhà hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được gắn Sao xanh Michelin có gì đặc biệt?
Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên tại Việt Nam có nhà hàng đạt Sao xanh Michelin – Nén Danang. Đây là danh hiệu nhằm
Tinh túy tương nếp Cự Đà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn hội tụ nhiều nét đặc trưng của làng
Ngày của phở: Đưa những tô phở yêu thương đến với trẻ em bại não tại Nam Định
‘Đây là trải nghiệm mà tôi nghĩ là lần đầu tiên và quý giá nhất, trong hành trình được đồng hành cùng với các con’,
Gỏi cá trứ danh ở làng chài Nam Ô
Người dân dùng cá trích đánh bắt tại làng chài Nam Ô làm gỏi cá ướt và khô – đặc sản không thể bỏ qua
Hàng bún đậu mắm tôm trên vỉa hè New York
Món bún đậu mắm tôm truyền thống đã được cặp vợ chồng Việt – Mỹ bán ngay trên vỉa hè New York. Trước đó, mạng
Cháo đậu
Nắng nóng cứ hầm hập từ sáng sớm, không gian oi bức, đặc quánh khiến con người ta có cảm giác nặng nề, ngột ngạt.