Trái vải trong ẩm thực ngày hè

Những xe vải chín đỏ rực cả con đường, những người nông dân tất bật soi đèn thu hoạch từ nửa đêm, những chùm quả căng mọng trên mâm cỗ Tết Đoan Ngọ… đó là những hình ảnh đẹp của mùa hè ở những vựa vải lớn như Thanh Hà, Lục Ngạn

Trái vải trong ẩm thực

Lệ chi tiến vua

Theo như ghi chép từ những năm 111 trước Công nguyên, hơn 100 cây vải (tên gọi khác là “Lệ Chi”) của người Giao Chỉ được Hán Vũ Đế (Trung Quốc) sai quân đem về nước trồng, nhưng do không hợp thổ nhưỡng nên đều chết hết. Vì thế, hàng năm họ đều yêu cầu người Giao Chỉ cống nạp, thậm chí nó được coi như một loại trái cây đặc biệt chỉ dành tiến vua. Đến thời Đường, Dương Quý Phi (một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa) rất mê quả “Lệ Chi” nên để chiều lòng mỹ nhân, Đường Huyền Tông thường xuyên sai người mang những quả vải ngon do phương Nam cống nạp để quý phi thưởng thức.

Trái vải trong ẩm thực

Hàng nghìn năm qua người Trung Hoa rất yêu thích trái vải, cho đến nay sự yêu thích ấy vẫn không hề thay đổi mà còn mở rộng hơn, phổ biến hơn và khá đắt đỏ tại thị trường Trung Quốc. Bởi thế, dù ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trồng được rất nhiều vải nhưng xét về độ ngon, ngọt thì không thể sánh được với vải được trồng tại một số tỉnh nước ta như Thanh Hà (Hải Dương) hay Lục Ngạn (Bắc Giang).

Mùa vải chín cũng là lúc các địa phương này quy tụ rất đông thương lái Trung Quốc đến thu mua. Cho nên, thị trường xuất khẩu vải của nước ta cho tới thời điểm này chủ yếu vẫn sang Trung Quốc là chính. Mấy năm gần đây, quả vải bắt đầu đến những thị trường xa hơn, cầu kỳ và khó tính hơn như Nhật Bản, châu Âu hoặc Mỹ.

chè vải

Trong Đông y, quả vải có tính ôn, vị ngọt chát có tác dụng tán hàn. Vải chứa nhiều Vitamin C, đường Glucose, bổ sung năng lượng kích thích trí não, hỗ trợ chữa đau răng và tăng cường hệ miễn dịch… Quả vải có lịch sử lâu đời và nhiều công dụng. Nó không chỉ được ưa chuộng như một thứ trái cây tươi ngon thuần túy mà còn được chế biến thành rất nhiều món ăn, từ món ngọt cho tới món mặn.

Những biến tấu từ quả vải

Thông thường, người ta vẫn ăn vải như những loại trái cây thông thường khác, nhưng những tín đồ ẩm thực lại không muốn có sự nhàm chán, họ có đủ các biến tấu khi vải vào mùa. Phổ biến và dễ làm nhất là trà vải và chè sen vải.

biến tấu với trái vải

Đối với trà vải thì khá đơn giản. Chỉ việc pha loại trà ngon (nếu dùng trà đen sẽ cho màu đẹp), bỏ thêm đường, chút nước ép từ quả vải, cùi vải, đá lạnh là có ngay ly trà vải thơm ngon, mát từ trong ra ngoài. Đối với món chè sen vải thì cách nấu cũng tương tự như chè sen long nhãn.

Hạt sen sau khi nấu chín với đường sẽ được bọc trong quả vải, khi ăn thêm nước đường phèn nấu với gừng. Để cho đa dạng và đẹp mắt, người ta thêm chút thạch rau câu, thạch sữa, hạt chia (hay hạt trân châu)… là có một bát chè tuyệt vời để giải khát.

Món kem từ quả vải cũng thực sự thú vị, nó giúp giải nhiệt khá hợp lý trong những ngày nắng nóng. Cùi vải tươi sẽ được xay lẫn với sữa tươi, sữa đặc, trộn lẫn với kem tươi, thêm chút cùi vải cắt hạt lựu rồi trộn đều cho vào khuôn để đông đá. Kem vải có vị ngọt thanh, thơm dịu cực kì thú vị.

Ngoài ra, chị em nội trợ còn sáng tạo đủ cách với trái vải trong các món mặn cho bữa cơm gia đình hoặc tiệc đãi khách mà chỉ nghe đã thấy khoái rồi. Món gỏi thịt tôm trái vải là một ví dụ.

Tôm lột vỏ, tách đầu rồi luộc chín tới (hoặc có thể xào với tỏi, ớt để thấm vị cay), thịt ba chỉ luộc thái con chì (có thể thay thế bằng tai heo luộc), cùi vải, tất cả trộn với một số loại rau thơm, thêm chút cùi dừa nạo, lạc rang, nước sốt chua ngọt cay là sẽ có một đĩa gỏi thịt tôm trái vải khá độc đáo.

gỏi vải

Với món vải hấp tôm, người ta sẽ chọn những quả vải hạt to để nhồi được nhiều. Tôm sau khi bóc vỏ sẽ xay hoặc giã nhuyễn, tẩm ướp tiêu, gia vị, sau đó nhồi vào trong quả vải rồi đem hấp (nếu có điều kiện thì hấp bằng nước dừa càng ngon). Khi đã chín thì bày lên đĩa, rưới lớp nước sốt pha từ nước tương, ớt, hành, tỏi, rau mùi băm nhỏ. Món vải hấp tôm có vị ngọt bùi từ tôm và vị ngọt tươi của trái vải rất dễ ăn.

Gà bọc vải nướng lá sen là món ăn kết hợp những sản vật theo mùa khá là hợp lý. Cùi vải ép lấy nước rồi trộn với mắm, tiêu, gia vị, ớt, ướp đều trong và ngoài con gà. Trong bụng gà nhồi độ 5 – 7 cùi quả vải, một nắm hạt sen sươi, vài gốc mùi, gói gà vào lá sen, bên ngoài cùng bọc một lớp giấy bạc rồi cho vào lò nướng. Khi chín, món gà bọc vải nướng lá sen thơm mùi sen, thịt gà sẽ ngọt thêm bởi nước quả vải thấm vào, rất thích hợp cho bữa tiệc gia đình.

vải nấu sườn

Ngoài ra còn có món vải nấu sườn cũng khá ngon. Lựa loại sườn non, cắt khúc vừa ăn rồi xào sơ qua với hành, tỏi, sau đó hầm chung với khoai tây, cà rốt, thêm 1 củ sả. Khi sườn và khoai đã chín, thêm cùi vải, cà chua bổ múi cau, đun thêm tầm 15 phút là múc ra bát, rắc hành và mùi tàu thái nhỏ. Món sườn nấu trái vải có vị ngọt thanh tự nhiên, sườn mềm, ăn nóng hoặc ăn nguội đều ngon. Cũng có thể thay thế sườn bằng thịt gà, nhưng sườn ít mỡ hơn nên vị ngọt sẽ thanh hơn.

Quả vải dù là thứ trái cây ăn chơi, nhưng nếu biết kết hợp và sáng tạo trong chế biến sẽ tạo ra những món ăn vô cùng bổ dưỡng.

nguồn:https://www.anninhthudo.vn/trai-vai-trong-am-thuc-ngay-he-post543840.antd

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Ý nghĩa đằng sau những món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết miền Bắc

Tết là thời gian đoàn tụ, là dịp đoàn viên của gia đình người Việt. Dù ở bất cứ đâu, mỗi người Việt Nam đều

Hàn Quốc cảnh báo trào lưu ăn ‘tăm sinh học chiên’ trên mạng xã hội

Bộ Thực phẩm Hàn Quốc mới đây đã kêu gọi người dân không ăn “tăm sinh học chiên” khi trào lưu này được lan truyền

Về xứ Lạng thưởng thức những món ăn đặc sắc

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi Động Tam Thanh và những danh thắng nổi tiếng, Lạng Sơn còn có nền ẩm thực vô cùng

Lợi ích từ thực phẩm có lượng đường gần như bằng không

Tảo biển và nấm là loại nguyên liệu nấu ăn được coi là đồng minh vững chắc giúp chúng ta thành công với chế độ

Doanh nhân Nguyễn Thị Hiền và câu chuyện thành công từ cây chè

Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần chè Hà Thái do bà Nguyễn Thị Hiền làm Chủ tịch HĐQT

Ẩm thực: Yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch

Đối với bất cứ một quốc gia điểm đến nào, trong danh mục sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cả vật thể và phi