Sắp đầy đủ nguyên liệu cá, chuối, riềng, nghệ và chút thịt ba chỉ vào nồi, tôi ra sau nhà lấy chai tương từ quê mẹ gửi lên để ướp cho món cá kho. Bao năm rồi, dù ở thành phố không thiếu, nhưng tôi vẫn muốn ăn tương quê mình, vừa dân dã, vừa đậm đà hương vị riêng mà ít nơi nào có được.

Ngày ấy, ở quê tôi hầu như nhà nào cũng làm tương ăn chứ không phải ra chợ mua như bây giờ. Mọi người thường làm tương từ tháng 3 đến tháng 10 Âm lịch để ăn gối vụ đến năm sau. Bà nội tôi vẫn bảo, các cụ dạy “Tháng sáu máu rồng” ý nói tương ngon nhất là làm vào tháng 6 Âm lịch. Vì vậy, năm nào bà và mẹ cũng chọn thời điểm này để bắt đầu mẻ tương mới.
Được truyền nghề từ bà nội, sau chục năm làm dâu, mẹ tôi đã thành thạo các quy trình làm tương, từ chọn gạo nếp làm mốc tương, đến rang đỗ, đánh mốc, ngả tương. Tôi vẫn nhớ như in cạnh gốc mít mật ở sân giếng là vị trí mẹ đặt mấy chum tương phủ rơm khô trát kín miệng rồi bọc giấy bóng bên ngoài. Vài tháng sau, tương được ăn cũng là lúc thời tiết vào Đông.
Tương do bà và mẹ tôi làm có màu vàng sẫm mật ong, rót ra sánh đặc, dậy lên mùi thơm và khi nếm có cảm giác bùi, đậm xen lẫn vị ngọt. Tương được mẹ sử dụng để chế biến nhiều món ăn cho cả nhà. Mùa Đông những năm nghèo khó, món “truyền thống” của nhà tôi là ngọn rau lang luộc chấm tương gừng, tỏi dập nhỏ.
Lúc khan hiếm rau, duy nhất trên mâm cơm của cả nhà là bát tương dầm lạc rang nhưng chẳng ai bảo ai, mọi người đều vui vẻ xúc ăn ngon lành. Ngày ấy vất vả, thiếu thốn đủ mọi thứ nên với chị em tôi, khi có bữa ăn thịnh soạn là hôm mẹ “hoang phí” lấy vài quả trứng gà đánh tan cùng mấy thìa tương trộn cùng nước cơm rồi hấp trong nồi cơm. Hay đôi phiên chợ, mẹ bán được vài chục mớ rau lợn hoặc buồng chuối, mua mấy bìa đậu phụ về rán chiêu đãi cả nhà. Bữa đó không thể thiếu bát tương gừng dầm ớt chấm đậu mà chị em tôi tấm tắc khen ngon, mặc dù vị cay làm bỏng cả đầu lưỡi.
Tương bần thuở hàn vi – gia vị cuộc sống dân dã đã theo chị em tôi lớn lên, trưởng thành. Càng xa quê, tôi càng nhớ và yêu hơn dáng bà và mẹ lam lũ, cũng không quên hương vị tương đậm đà tình thân năm nào.
nguồn:https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202401/tuong-ban-thuo-han-vi-65805b1/
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Công nghệ hiện đại, trí tuệ và ẩm thực truyền thống giúp món ăn Hàn Quốc trở nên hấp dẫn
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, trí tuệ và ẩm thực truyền thống đã mang đến sự hấp dẫn cho món ăn Hàn
Bún bò Huế ‘thập toàn, ngũ đắc’
Bún bò Huế nhìn đơn giản nhưng ẩn chứa biết bao công phu của một nền văn hóa ẩm thực lâu đời. Bản sắc của
Thủy thủ tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ học nấu mì Quảng, thưởng thức bánh mì Việt
Các sĩ quan, thủy thủ tàu sân bay Mỹ thích thú học cách nấu món mì Quảng, thưởng thức bánh mì truyền thống Việt Nam.
14 đội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa anh đào – Điện Biên Phủ năm 2024, tại đảo hoa Pas Khoang đã diễn ra hội thi ẩm
Nhà hàng hai sao Michelin trên tháp Eiffel giống ‘bẫy du lịch’
Trái ngược với tiêu chí “mang đến trải nghiệm đặc biệt” của các nhà hàng Michelin, nhà hàng hai sao nằm tại tháp Eiffel bị
Trải nghiệm không gian ẩm thực sáng tạo lấy cảm hứng từ những cơn mưa mùa hạ ở TP.HCM
Với triết lý “Một món ăn không những cần ngon ở hương vị, đẹp trong cách trình bày mà còn nằm ở cảm xúc và