Cao Bằng: Bánh đúc nhân thịt băm, lá hẹ ở xã Lý Quốc

Bánh đúc ở xã Lý Quốc (Hạ Lang) không chỉ là món ăn dân dã với nguyên liệu thiên nhiên thuần túy mà còn là thức quà được chế biến theo công thức đặc trưng.

Món bánh đúc được làm từ 3 nguyên liệu chính: bột gạo tẻ, thịt và lá hẹ. Để làm bánh đúc, trước tiên, cho bột gạo tẻ vào nước vôi trong rồi khuấy cho bột tan hòa đều cùng với nước, cho thêm bột canh vào và tiếp tục khuấy cho tan bột canh.

Cho hỗn hợp nước vôi hòa với bột ngâm khoảng 2 giờ rồi cho vào nồi gang đun sôi, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục và lắng ở đáy nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và bánh đúc sẽ dẻo thơm và mềm mịn hơn. Khi hỗn hợp bột bắt đầu sền sệt thì cho lửa nhỏ lại và cho thêm mỡ lợn vào trộn đều. Dùng mỡ lợn thì bánh sẽ bóng và không bị dính. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột quánh đặc lại. Theo những người có kinh nghiệm làm bánh đúc ở Lý Quốc, muốn bánh dẻo ngon, không bị dính tay khi ăn thì phải đun bột trên bếp khá lâu, để lửa liu riu. Sau khi thấy bột đã đạt chất lượng thì đổ bột ra mẹt.

Bánh đúc là món quà quê thể hiện phong vị ẩm thực bình dị, thanh đạm, dân dã.
Bánh đúc là món quà quê thể hiện phong vị ẩm thực bình dị, thanh đạm, dân dã.

Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Lá hẹ thái nhỏ, xào cùng thịt băm. Xào cho đến khi thịt săn lại, thơm nức mùi thì tắt bếp. Phần nhân bánh được rải đều lên bột trên mẹt, đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn là hoàn thành món bánh đúc. Theo chị Tạ Thị Thúy, người dân xã Lý Quốc, nhân bánh nhất định phải là lá hẹ mới nên vị, lá hẹ là một loại rau gia vị quen thuộc, chế biến cùng với thị băm làm thành nhân bánh đúc rất ngon, hợp khẩu vị. 

Làm bánh đúc không quá khó nhưng cũng không đơn giản bởi cần kinh nghiệm. Bột phải cho nước vôi vừa đủ để lên màu đẹp, nhưng không được quá nhiều vì sẽ bị nồng. Khâu pha bột cũng cần pha chuẩn, không pha đặc hay loãng, đồng thời phải chọn loại vôi củ đã tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn sẽ trong và không có vị chát, như vậy bánh đúc sẽ thơm ngon, dẻo, bùi.

Khi ăn bánh đúc bạn sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo, dai nhưng vẫn giữ được độ giòn, mát, mịn của miếng bánh hòa quyện với vị béo, thơm ngậy của thịt băm, lá hẹ. 

Từ lâu bánh đúc là món quà quê thể hiện phong vị ẩm thực bình dị, thanh đạm, dân dã mà thơm ngon. Hiện nay, ở các phiên chợ Bằng Ca vẫn bày bán món ăn dân dã mà thơm ngon này. Bánh đúc cũng được người dân xã Lý Quốc mang đi giới thiệu, trưng bày tại các lễ hội trong và ngoài huyện nhằm quảng bá sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương đến với người dân và du khách.

nguồn: Báo Cao Bằng (https://baocaobang.vn/banh-duc-nhan-thit-bam-la-he-o-xa-ly-quoc-3166815.html)

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Những món ngon ở làng Chăm – Tân Châu

 Ẩm thực không chỉ là một phần đặc sắc trong văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở Châu Phong

Món ‘nước chấm hoàng gia’ xứ Huế từng được các vua ưa thích

Với hương vị đặc trưng chua ngọt lạ miệng, mắm tôm chua xứ Huế là món ăn tuy dân dã nhưng chiếm được nhiều cảm

Nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban với văn hóa ẩm thực 

Với gần 20 đầu sách viết riêng, cùng rất nhiều đầu sách viết chung với các tác giả khác đã khẳng định những đóng góp

Trải nghiệm một ngày làm “thợ làm bánh” của các bé học sinh lớp 3

Ngày 27/8, tại Công ty MFA Hà Nội, diễn ra chương trình Thợ làm bánh nhí (Baker Kids) dành cho các bé học sinh lớp

Người Nhật rộ lên sở thích ăn côn trùng: Trào lưu nhất thời hay xu hướng của tương lai?

Hàm lượng dinh dưỡng cao và tính thân thiện với môi trường là hai yếu tố khiến côn trùng ngày càng trở thành một loại

Ngắm TP. Hồ Chí Minh từ những quán cà phê

Các tiệm cà phê với view đẹp mang đến những trải nghiệm mới mẻ, giúp khách có thêm góc nhìn thành phố náo nhiệt từ