Vì sao người Trung Quốc coi trọng việc ăn cá đầu năm mới?

Người Trung Quốc cho rằng cá là món tượng trưng cho sự an khang, thịnh vượng và sung túc nên không thể thiếu trong bữa tối đầu năm.

Bữa ăn đầu năm là một trong những điều quan trọng với người Trung Quốc, bất kể Tết Dương hay Âm lịch. Thông thường, họ sẽ chuẩn bị bàn ăn thịnh soạn, trong đó không thể thiếu cá. Điều này là do cách phát âm của từ “cá” trong tiếng Trung là: /yú/, đồng nghĩa với từ “đầy đủ”, “dư giả”. Người Trung Quốc có câu chúc: “Chúc bạn quanh năm dư thừa” (phiên âm: /zhù nǐ nián nián yǒu yú/). Thế nên ăn cá đầu năm mang ý nghĩa cầu một năm mới an khang, thịnh vượng, ăn nên làm ra.

Mỗi vùng miền có cách ăn cá khác nhau. Người miền Bắc Trung Quốc chuộng ăn cá chép bữa tối năm mới. Món này ngon nhất là hầm với nước tương. Còn người miền Nam thích cá rô hấp. Món này có nhiều chất béo, hương vị tươi mới. Và một trong những món phổ biến ở đất nước tỷ dân vào ngày đầu năm là bánh bao hoặc dimsum nhân thịt, rau và cá. Tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, bánh bao nhân cá thu, tỏi tây và thịt lợn là món truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều người thích chọn một con cá đù lớn màu vàng, có vảy vàng và bạc mịn, tượng trưng cho sự giàu có trong năm mới.

Đĩa cá hấp đặt ở trung tâm bàn tiệc, tượng trưng cho sự may mắn từ đầu năm tới cuối năm. Ảnh: cincinnatimagazine
Đĩa cá hấp đặt ở trung tâm bàn tiệc, tượng trưng cho sự may mắn từ đầu năm tới cuối năm. Ảnh: cincinnatimagazine

Quan niệm “cá nguyên con” cũng rất quan trọng trong bữa tối ngày đầu năm, nhất là vào Tết Âm lịch của người Trung Quốc, bởi ăn nguyên một con cá nhằm ý chỉ “một thứ/việc gì đó suôn sẻ từ đầu đến cuối”, báo hiệu một năm thành công, vẹn toàn. Do vậy, khi nấu cá phải để nguyên con, không được cắt hoặc băm nhỏ. Cách tốt nhất là hầm, hấp hoặc nấu canh nguyên con.

Tại miền Nam Trung Quốc, vào ngày Tết Nguyên đán, người ta thường chuẩn bị hai bữa cá cho bữa tối ngày đầu năm mới. Một bữa dọn ra để ăn và một bữa chỉ để xem. Bữa để xem gọi là “trông cá” – một cách để chúc người nhìn thấy món ăn một năm mới thịnh vượng.

Cũng có những quy tắc về việc sắp xếp món cá trên bàn. Thông thường, đặt đĩa cá ở trung tâm bàn tiệc, quay mặt về phía khách hoặc các thành viên lớn tuổi, bề trên trong gia đình được coi là cách cư xử tốt. Điều này nhằm ý chỉ họ được mời ăn trước.

Cá là món nhất định phải có trong bữa tối năm mới của người Trung Quốc, nhưng không phải là món duy nhất. Ngoài cá, còn nhiều hải sản khác như tôm, sò điệp, lẩu… được lựa chọn. Ngày nay, giới trẻ tại các thành phố phát triển ở Trung Quốc như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến… ưa chuộng bữa tối hải sản kiểu phương Tây dịp năm mới. Họ sẽ chọn những món hải sản có màu đỏ, đắt tiền như: tôm hùm, cua… làm điểm nhấn trên bàn tiệc, nhâm nhi rượu vang.

nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/vi-sao-nguoi-trung-quoc-coi-trong-viec-an-ca-dau-nam-moi-4555568.html

View all posts

Có thể bạn không muốn bỏ lỡ

Quảng Nam: Về Đại Lộc ăn canh môn sáp hầm xương heo

Môn sáp, còn được biết đến với tên gọi “môn quê Đại Lộc”, là một trong những đặc sản độc đáo của vùng quê Đại

Chuyên gia Nguyễn Hồ Tiếu Anh: “Một món ăn dân dã cũng có thể trở thành mỹ vị cung đình”

“Dù ngày nay không cần phải lặn lội đi tìm những đặc sản quý để nấu món ngự thiện phục vụ cho vua chúa, người

Nhớ bún ngon Tứ Kỳ 

Tại các chợ ở Hà Nội hiện nay thường chỉ bán bún rối, bún lá, muốn mua được bún hến/bún vảy ốc/bún đồng xu trứ

Người mang hương vị quê hương đi muôn phương

“Mùa đông trên đất Mỹ, trời mưa, tuyết phủ trắng xóa. Chị ước gì được ăn một tô cháo bột cá lóc của quê nhà…”.

Nghệ thuật sử dụng gia vị trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Các món từ đặc sản đến bình dân, truyền thống hay hiện đại của người Việt Nam không thể thiếu gia vị đi kèm. Nghệ

Đà Nẵng: Tọa đàm văn minh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ khách du lịch

Chiều 5/12, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Trường Cao đẳng Thương mại