Nem Lai Vung được người dân tại xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) làm, từ đó dần phát triển cho đến ngày nay. Đến nay nghề thủ công truyền thống nghề làm nem Lai Vung đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Ngày 25/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Lai Vung, UBND huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, vừa tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống nghề làm nem Lai Vung và khai mạc Ngày hội nông sản Lai Vung.
Nem Lai Vung là món ăn có từ rất lâu đời được làm ra từ đôi bàn tay của bà Nguyễn Thị Mặn (Tư Mặn). Vị nem chua – ngọt – mặn – cay – giòn – dai từ những nguyên liệu dễ tìm hoà quyện vào nhau tạo nên một hương vị ngon miệng, kèm theo đó là hương thơm của lá vông (hay lá chùm ruột) làm người ăn nhớ mãi không quên.
Trải qua chiều dài lịch sử, nem Lai Vung vẫn tồn tại và phát triển từng ngày, qua nhiều lần cải tiến, phát triển và chinh phục được nhiều người tiêu dùng, nem Lai Vung đã vươn ra xa thị trường khắp nơi. Theo đó, cơ sở sản xuất nem được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu nem Lai Vung lên đến 11 cơ sở.
Tại buổi lễ, ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và giấy chứng nhận về việc công nhận nghề truyền thống Nghề làm nem Lai Vung là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống “Nghề làm nem Lai Vung”.
Bên cạnh đó, UBND huyện Lai Vung cũng tổ chức khai mạc “Ngày hội nông sản” với chủ đề “Nông sản Lai Vung – Hạnh phúc mọi nhà”. Ngày hội nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, người sản xuất tham gia giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Qua đó, những hoạt động phong phú tại ngày hội tạo nên một không khí nhộn nhịp. Những người tham quan sẽ được trải nghiệm các cơ sở làm nem Lai Vung; hội thi và triển lãm hình ảnh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm Nem Lai Vung”; giới thiệu phim tư liệu “Nông sản Lai Vung – Hạnh phúc mọi nhà”; trưng bày sản phẩm OCOP, triển lãm và giới thiệu các sản phẩm nông sản “Độc, lạ, an toàn”; hội thi “Trưng bày trái cây”; hội thi “Ẩm thực quê hương”; hội thi “Vẽ tranh vui xuân ngày Tết”.
Đồng thời, tại buổi lễ còn có tổ chức giải thưởng “Gian hàng đẹp”; các hoạt động trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa – văn nghệ hàng đêm… Đây là cơ hội tốt cho người dân giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm để tiến bộ hơn trong quy trình sản xuất và tăng năng suất tiêu thụ sản phẩm.
nguồn:https://doanhnghiepvn.vn/van-hoa/dong-thap-cong-nhan-nghe-lam-nem-lai-vung-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia/20240126025840584
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Sắc màu bún cẩm Bắc Kạn
“Lên Bắc Kạn công tác hoặc đi Cao Bằng qua Bắc Kạn, sản phẩm đầu tiên tôi tìm đến mua là bún cẩm, bún ngũ
Lễ hội trứng đầu tiên ở Hà Nội
Lần đầu tiên tại Hà Nội có một lễ hội ẩm thực với các món ăn được sáng tạo từ trứng, do các đầu bếp
Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả
Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực
Vì sao người Trung Quốc coi trọng việc ăn cá đầu năm mới?
Người Trung Quốc cho rằng cá là món tượng trưng cho sự an khang, thịnh vượng và sung túc nên không thể thiếu trong bữa
14 đội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa anh đào – Điện Biên Phủ năm 2024, tại đảo hoa Pas Khoang đã diễn ra hội thi ẩm
Tinh túy tương nếp Cự Đà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn hội tụ nhiều nét đặc trưng của làng