Osechi ryori là món ăn không thể thiếu trong những ngày đón năm mới của người Nhật. Trong khi phần lớn thế giới chào đón năm mới bằng các bữa tiệc và pháo hoa, lễ đón năm mới truyền thống ở Nhật Bản lại nhẹ nhàng hơn nhiều. Một trong những món ăn không thể thiếu vào dịp này chính là osechi ryori.
Osechi ryori đề cập đến những món ăn mang ý nghĩa đặc biệt được phục vụ trong những chiếc hộp sơn mài nhiều tầng cầu kỳ, được ăn trong 3 ngày đầu năm mới.
Từ thời Nara (710-794), nghi lễ cúng đồ ăn được thực hiện cho các vị thần được gọi là sechinichi. Đến thời Heian (794-1185), những mâm cúng này đã trở nên xa hoa và chỉ có giới quý tộc mới thực hiện. Phải đến thời Edo (1603-1868), nghi thức cúng này mới được lan truyền rộng rãi trong xã hội. Mặc dù osechi ban đầu được ăn nhiều lần trong năm nhưng theo thời gian, nó trở nên gắn liền với năm mới. Osechi ryori có nhiều món ăn nhỏ được trình bày hoàn hảo trong các hộp sơn mài nhiều tầng gọi là jubako, giống như hộp cơm bento nhưng phong cách rất trang trọng hơn.
Đối với bản thân các món ăn, có sự cân nhắc và ý nghĩa đặc biệt đối với số lượng và từng loại thực phẩm. Cách sắp xếp này được cho là sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn. Các món ăn Osechi thường có vị ngọt, chua, vì vậy chúng có thể được bảo quản mà không cần làm lạnh trong suốt thời gian diễn ra lễ đón mừng năm mới. Các món ăn được chuẩn bị trước Tết và ăn trong 3 ngày đầu năm. Người ta nói rằng, truyền thống này bắt đầu để không làm phiền các vị thần bằng âm thanh nấu nướng trong những ngày đầu năm mới. Nó cũng đóng vai trò như một kỳ nghỉ dành cho những người đầu bếp trong gia đình, thường là phụ nữ, để họ có thể nghỉ ngơi và tận hưởng ngày Tết cùng với gia đình.
Việc nấu nhiều món có trong Osechi ryori tại nhà cực kỳ tốn thời gian. Vì vậy, ngày nay nhiều người chọn đặt trước osechi từ các nhà hàng hoặc cửa hàng tiện lợi, thậm chí có những cơ sở ăn uống và khách sạn cung cấp osechi. Tùy thuộc vào số lượng và loại món ăn được đặt, giá một hộp Osechi ryori có dao động trong khoảng 1.000 – 2.000 USD.
Osechi ryori là một hộp cơm đặc biệt mà người Nhật Bản chuẩn bị và thưởng thức vào ngày Tết (Oshogatsu) để đón chào năm mới. Mỗi món ăn trong hộp Osechi ryori mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho những điều tốt lành và may mắn trong năm mới. Dưới đây là một số món ăn phổ biến trong hộp Osechi ryori và ý nghĩa của chúng:
– Kazunoko (Trứng cá trích): Tượng trưng cho sự sung túc và sinh sôi nảy nở trong năm mới.
– Kurikinton (Hạt dẻ ngọt): Tượng trưng cho tài lộc và sự giàu có do màu vàng đặc trưng của nó.
– Datemaki (Trứng cuộn): Tượng trưng cho tri thức và sự thông minh.
– Tazukuri (Cá khô): Tượng trưng của một mùa màng bội thu và sự nghiệp thành công.
– Kamaboko (Chả cá): Chả cá được cắt thành hình tròn, tượng trưng cho Mặt trời với hy vọng mang lại sự may mắn và thành công.
– Ebi (Tôm): Tượng trưng cho sự trường thọ và niềm vui.
– Tai (Cá tráp biển): Tượng trưng cho may mắn và thành công.
– Konbu (Rong biển): Tượng trưng cho hạnh phúc gia đình và tình yêu thương.
– Mochi (Bánh mochi): Tượng trưng cho sự đoàn tụ và may mắn.
Mỗi món ăn trong hộp Osechi ryori mang ý nghĩa phong phú, được chế biến công phu để mang đến niềm vui, tài lộc và sự thành công trong năm mới.
nguồn: nguoiduatin.vn
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
Bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam
Từ lúa gạo, người Việt đã tạo ra biết bao kiểu chế biến khác nhau. Giản đơn như niêu cơm hàng ngày, ống cơm lam
Ẩm thực lươn đồng, đặc sản đậm đà tình quê
Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp hữu tình mà còn là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn,
Gian hàng Việt Nam nổi bật tại Làng ẩm thực quốc tế 2023
Tiếp nối thành công của các năm trước, sự kiện ngoại giao ẩm thực lớn nhất nước Pháp với tên gọi “Làng ẩm thực quốc
Tết bắt đầu từ bếp
Suốt mấy ngày Tết, mẹ bận rộn trong căn bếp nhỏ, tất bật nấu hết món nọ đến món kia. Với mẹ, niềm hạnh phúc
Người mang hương vị quê hương đi muôn phương
“Mùa đông trên đất Mỹ, trời mưa, tuyết phủ trắng xóa. Chị ước gì được ăn một tô cháo bột cá lóc của quê nhà…”.
Màn trình diễn phi lê cá ngừ đại dương nặng hơn nửa tạ của đầu bếp Phú Yên tại lễ hội ở An Giang
Tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ – An Giang năm 2024 được tổ chức tại TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang), nhiều du khách