Từ lâu, làng nấu rượu truyền thống Bằng Phúc (Chợ Đồn) nổi tiếng với rượu men lá thơm ngon. Anh Đàm Văn Bốn ở thôn Nà Hồng, xã Bằng Phúc là hộ gia đình còn lưu giữ nét truyền thống nấu rượu men lá và đã sáng tạo ra sản phẩm mới độc đáo, mang hương vị núi rừng…
Tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, nghề nấu rượu đã có từ lâu đời và được duy trì liên tục cho đến nay, với gần một nửa số hộ trên địa bàn xã tham gia theo phương pháp truyền thống. Để có sản phẩm rượu men lá có hương vị riêng và trở thành đặc sản của địa phương, bên cạnh khí hậu mát mẻ, nguồn nước sạch, nấu bằng bếp củi thì men lá là yếu tố quan trọng. Men lá được người dân nơi đây lên rừng hái thuốc bắc về phơi khô và dùng dần.
Là hộ có kinh nghiệm nấu rượu men lá hơn 20 năm qua, anh Đàm Văn Bốn chia sẻ: “Từ đời ông, đời bố rồi đến tôi duy trì nghề nấu rượu truyền thống này. Nhận thấy nguồn tài nguyên trúc ở địa phương luôn dồi dào, tôi chợt nảy ra ý tưởng là tại sao mình không kết hợp rượu men lá Bằng Phúc thanh mát với cây trúc êm dịu để tạo ra một loại rượu ngon khác. Mà có thể dùng ống trúc thay thế các loại hộp đựng rượu bằng can nhựa, chai lọ… Từ đó tôi nghiên cứu và bắt đầu sản xuất ra loại rượu với tên gọi “Bằng Phúc Tửu Trúc”.

Rượu men lá sau khi chưng cất xong, được anh Bốn tiến hành ủ tại khu rừng trúc của gia đình, nơi có khí hậu trong lành, nguồn nước sạch. Trúc được chọn là những cây tươi tốt để đảm bảo cho hương vị rượu thơm ngon, mang hương vị ngọt ngào và thanh khiết.
Để làm được Bằng Phúc Tửu Trúc, anh Bốn áp dụng kỹ thuật phun áp lực cao. Cụ thể, anh sẽ khoét một lỗ nhỏ trên thân của ống trúc rồi bơm rượu men lá vào bên trong phần ruột rỗng của cây trúc, sau đó bít lỗ lại. Thường một cây trúc chỉ được bơm vài ống, tốt nhất là ba ống. Thời gian ủ từ từ 3 – 12 tháng, sau khi trúc sinh trưởng đủ lớn cùng với rượu trải qua một quá trình thẩm thấu, thanh lọc, nuôi dưỡng lẫn nhau sẽ cho ra một loại rượu mang tinh hoa của núi rừng. Theo anh Bốn, trong quá trình trao đổi chất trong thân cây trúc sẽ giúp giải độc và giảm bớt độ cồn vì thân cây đã hấp thụ một phần.

Anh Bốn cho biết, thời điểm giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, bên cạnh rượu men lá truyền thống, nhiều khách hàng cũng đặt mua sản phẩm Bằng Phúc Tửu Trúc với số lượng hơn 500 ống để thưởng thức và làm quà biếu. Được biết, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân nơi đây thường quây quần bên nhau cùng uống những ly rượu trúc để chia sẻ niềm vui.
Việc phát huy nghề nấu rượu truyền thống và không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra sản phẩm mới mang bản sắc văn hoá của anh Bốn đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm rượu men lá truyền thống, đem lại thu nhập khá. Đồng thời hương vị ấm nồng của rượu hòa quyện vào hương sắc Xuân làm cho không khí Tết càng rộn ràng và ấm áp hơn bao giờ hết./.
theo Tâm Tình/Báo Bắc Kạn
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ
CNN xếp bánh rán vào danh sách 30 món chiên ngon nhất thế giới
CNN của Mỹ đã đưa ra danh sách 30 món chiên ngon nhất thế giới, trong đó có bánh rán, hay còn gọi là bánh
Đà Nẵng: Tọa đàm văn minh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ khách du lịch
Chiều 5/12, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Trường Cao đẳng Thương mại
Tết Trung thu xưa và nay: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Tết Trung thu, một biểu tượng văn hóa lâu đời của dân tộc ta, vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt trong tâm thức người
14 đội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa anh đào – Điện Biên Phủ năm 2024, tại đảo hoa Pas Khoang đã diễn ra hội thi ẩm
Nhà hàng hai sao Michelin trên tháp Eiffel giống ‘bẫy du lịch’
Trái ngược với tiêu chí “mang đến trải nghiệm đặc biệt” của các nhà hàng Michelin, nhà hàng hai sao nằm tại tháp Eiffel bị
Trải nghiệm một ngày làm “thợ làm bánh” của các bé học sinh lớp 3
Ngày 27/8, tại Công ty MFA Hà Nội, diễn ra chương trình Thợ làm bánh nhí (Baker Kids) dành cho các bé học sinh lớp